Câu hỏi: Nghe – viết: Một trí khôn hơn trăm trí khôn (từ Một buổi sáng … đến lấy gậy thọc vào hang):
Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng. Ông reo lên: "Có mà trốn đằng trời!". Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang.
- Tìm câu nói của người thợ săn.
- Cho biết câu nói ấy được đặt trong dấu gì.
Gợi ý:
- Câu nói của người thợ săn: "Có mà trốn đằng trời". Câu nói ấy được đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu hỏi: Tìm các tiếng:
a. Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
- Kêu lên vì vui mừng.
- Cố dùng sức để lấy về.
- Rắc gạt xuống đất để mọc thành cây.
b. Có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
- Ngược lại với thật.
- Ngược lại với to.
- Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường.
Gợi ý:
a. Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
- Kêu lên vì vui mừng: reo.
- Cố dùng sức để lấy về: giật.
- Rắc gạt xuống đất để mọc thành cây: gieo.
b. Có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
- Ngược lại với thật: giả.
- Ngược lại với to: nhỏ.
- Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường: ngõ.
Câu hỏi:
a. Điền vào chỗ trống r, d hay gi?
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng ...ọt nước hòa tiếng chim.
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào ...iêng ...ữa trăm nghìn tiếng chung.
ĐỊNH HẢI
b. Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
Văng từ vườn xa
Chim cành tho the
Ríu ríu đầu nhà
Tiếng bầy se sẻ.
Em đứng ngân ngơ
Nghe bầy chim hót
Bầu trời cao vút
Trong lời chim ca.
THANH QUẾ
Gợi ý:
a. Điền từ:
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim.
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung.
ĐỊNH HẢI
b. Điền từ:
Vẳng từ vườn xa
Chim cành thỏ thẻ
Ríu ríu đầu nhà
Tiếng bầy se sẻ.
Em đứng ngẩn ngơ
Nghe bầy chim hót
Bầu trời cao vút
Trong lời chim ca.
THANH QUẾ
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Viết đúng chính tả.
+ Đặt dấu câu phù hợp.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Chim rừng Tây Nguyên để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK