- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi, vui vẻ, thích thú.
- Nghĩa các từ khó:
+ Vè: lời kể có vần.
+ Lon xon: dáng chạy của trẻ nhỏ.
+ Tếu: vui nhộn, gây cười.
+ Chao: nghiêng mình rất nhanh từ bên này qua bên kia.
+ Mách lẻo: kể chuyện riêng của người này cho người khác.
+ Nhặt lân la: nhặt nhạnh, lúc xa lúc gần.
Câu 1. (trang 28) Tìm tên các loài chim được kể trong bài.
- Tên các loài chim được kể trong bài là: gà, chim sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, chim khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
Câu 2. (trang 28) Tìm những từ ngữ được dùng:
a. Để gọi các loài chim: Em sáo, con liếu điếu, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu, cô tu hú, bác cú mèo.
b. Để tả đặc điểm của các loài chim: Hay chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tếu, hay chao đớp mồi, hay mách lẻo, hay nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ.
Câu 3. (trang 28) Em thích con chim nào trong bài? Vì sao?
- Em thích bác cú mèo nhất, vì trong bài vè, hình ảnh của bác hiện lên rất ngộ nghĩnh, hài hước, lúc nào cũng gật gù buồn ngủ.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài thơ "Vè chim".
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong văn bản.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả: Nghe - viết: Sân chim để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK