Câu hỏi: Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Gợi ý:
- Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo.
- Đoạn 2: Trí khôn của Chồn.
- Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng.
- Đoạn 4: Hai bạn gặp nhau.
Câu hỏi: Kể lại từng đoạn câu chuyện.
Gợi ý:
- Đoạn 1: Tuy Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng lâu nay Chồn vẫn coi thường bạn. Một hôm Chồn hỏi Gà có bao nhiêu trí khôn. Gà Rừng đáp: Mình chỉ có một thôi. Ít thế thôi sao ? Mình thì có hàng trăm.
- Đoạn 2: Hai người bạn trong một buổi dạo chơi bỗng gặp người thợ săn. Chúng nấp vào trong một cái hang. Người thợ săn đã kịp thấy và thọc gậy vào trong: "Có mà trốn đằng trời". Gà Rừng nói: Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi! Lúc này trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.
- Đoạn 3: Gà Rừng bèn nghĩ ra một mẹo: nó giả vờ chết, người thợ săn quẳng Gà xuống đám cỏ, nó thình lình vùng chạy đi. Người thợ săn đuổi theo Gà Rừng, Chồn thấy vậy chạy biến vào rừng.
- Đoạn 4: Khi đôi bạn gặp lại nhau, Chồn hiểu rằng một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí không của mình.
Câu hỏi: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Gợi ý:
Tuy Gà Rừng và Chồn là bạn nhưng bấy lâu nay Chồn vẫn coi thường bạn. Một hôm Chồn hỏi bạn xem có bao nhiêu trí khôn. Gà Rừng đáp:
- Mình chỉ có một thôi.
- Ít thế thôi sao? Mình thì có hàng trăm.
Hai người bạn trong một buổi dạo chơi bỗng gặp người thợ săn. Chúng nấp vào trong một cái hang. Người thợ săn đã kịp thấy và thọc gậy vào trong: "Có mà trốn đằng trời!". Gà Rừng nói: - Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi!
- Lúc này trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả - Chồn đáp.
Gà Rừng bèn nghĩ ra một mẹo: nó giả vờ chết, người thợ săn quẳng Gà xuống đám cỏ, nó thình lình vùng chạy đi. Người thợ săn đuổi theo Gà Rừng, Chồn thấy vậy chạy biến vào rừng.
Khi đôi bạn gặp lại nhau, Chồn hiểu rằng một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình và trở nên khiêm tốn hơn.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Biết cách kể một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
+ Trau dồi thêm vốn từ phong phú.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả: Nghe - viết: Một trí khôn hơn trăm trí khôn để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK