Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Tình Yêu Cuộc Sống Tuần 33 - Tập làm văn: Miêu tả con vật - Tiếng Việt 4

Tuần 33 - Tập làm văn: Miêu tả con vật - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đề bài

1. Tả một con vật nuôi trong nhà.

2. Tả một con vật nuôi ở vườn thú.

3. Tả một con vật em chợt gặp trên đường.

4. Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình, phim ảnh.

1.2. Hướng dẫn làm bài

Đề 1: Tả một con vật nuôi trong nhà

Gợi ý:

  • Dàn bài tham khảo:
    • Mở bài:
      • Giới thiệu chú chó nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho?)
    • Thân bài:
      • Tả bao quát:
        • Giới thiệu loại chó (giống chó gì? - chó Nhật, béc - giê, chó cỏ)
        • Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?
      • Tả chi tiết:
        • Tả các bộ phận của chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất.
          • Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.
        • Chú ý: đặc điểm của chó tùy vào giống chó thuộc loại gì?
          • Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.
          • Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.
          • Tai: vểnh hay cúp? Bốn chân thế nào? Đuôi chó thế nào? (to như cái chổi sể)
      • Hoạt động của chó:
        • Canh giữ nhà.
        • Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà.
        • Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng ...
      • Nêu sự săn sóc của em đối với chú chó: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.
    • Kết luận:
      • Nêu ích lợi của việc nuôi chó.
      • Nêu tình cảm của em đối với con chó đã tả.
  • Bài làm tham khảo:

      Chó là loài động vật vô cùng trung thành, chúng là những người bạn tốt của con người. Từ nhỏ đến giờ em đã rất yêu thích động vật, đặc biệt là chó. Nhà em cũng nuôi một chú chó nhỏ, em vô cùng yêu thích chú ta.

      Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập.

      Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình tròn vo với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.

      Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nhà và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.

     Em rất yêu quý con chó nhà em, chẳng biết từ bao giờ Đốm đã trở thành một thành viên trong nhà. Gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!

Đề 2: Tả một con vật nuôi ở vườn thú.

Gợi ý:

  • n bài tham khảo:
    • Mở bài
      • Giới thiệu về con hổ trong vườn bách thú
    • Thân bài
      • Tả bao quát
        • Hình dáng hổ như thế nào?
        • Bộ lông hổ ra sao?
      • Tả chi tiết
        • Tả chi tiết các bộ phận của con hổ, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động
        • Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, bốn chân
      • Tả hoạt động
        • Thói quen ăn uống và đi lại của hổ
    • Kết bài
      • Cảm nghĩ của em về chú hổ
  • Bài làm tham khảo miêu tả con hổ trong vườn bách thú

     Mỗi tháng một lần, bố mẹ đưa em đi chơi vườn thú vào ngày chủ nhật. Ở đó có nhiều loài thú lạ, em xem hoài không chán. Nhưng em thích nhất vẫn là con hổ.

     Chuồng hổ được đặt ở góc trong cùng của vườn thú và rộng nhất so với các chuồng thú khác. Trong chuồng hổ có một cây cổ thụ mọc tự nhiên và người ta còn làm núi giả, có cá suối nước chảy róc rách. Ở đó chỉ có duy nhất một con hổ.

     Đó là một con hổ rất lớn. Thân nó cao khoảng một thước, dài hơn một thước rưỡi. Từ đầu đến chân hổ phủ một lớp lông ngắn màu vàng sậm có những vằn đen. Cả cái đuôi dài cũng một màu lông như thế.

    Đầu hổ tròn, lớn hơn quả dừa, nối với thân bằng một cái cổ ngắn, rất khỏe. Hai tai ngăn, vểnh lên. Cặp mắt tròn, to bằng quả chanh, màu vàng nhạt, lúc nào cũng long lên trông rất dữ tợn. Cánh mũi có màu hồng sậm, lúc nào cũng phập phồng như đang đánh hơi. Miệng nó rộng, xung quanh có những sợi ria vàng, thỉnh thoảng lại nhe ra để lộ hàm rang khỏe có những chiếc rang nhanh nhọn hoắt. Em thích nhất là nhìn hổ đi. Bốn chân khỏe, bước những nước chậm rãi, êm áo. Toàn thân hổ uống lượn mềm mại như song, nhịp nhàng theo bước chân đi. Khi bước lên sườn núi, con hổ dừng lại và phóng mắt nhìn ra xung quanh. Dáng hổ vươn cao theo dốc núi, đuôi cong lên, trong thật đẹp và oai vệ. Nhưng chỉ được một chốc, nó lại khoanh mình dưới gốc cây cổ thụ, nằm thiu thỉu ngủ. Bố em bảo có lẽ nó nhớ núi rừng quê hương của nó.

    Có lần em thấy các bác trong vườn thú cho hổ ăn. Từng mảnh thịt bò lớn được ném vào chuồng. Hổ nằm dài, chân trước đặt lên tảng thịt, dùng răng ngoạm và xé từng miếng thịt rất dễ dàng bằng những chiếc rang nanh nhọn sắc. Ăn xong, hổ uể oải đứng dậy, đi đến bên dòng suối uống nước rồi lại trở về khoanh mình bên gốc cây.

     Em rất thích ngắm hổ. Trong cảm nhận của em, con hổ là hình ảnh của núi rừng hoang dã, của sức mạnh tự nhiên, đẹp đẽ và kiêu hùng.

Đề 3: Tả một con vật em chợt gặp trên đường.

Gợi ý:

  • n bài tham khảo:
    • Mở bài
      • Giới thiệu chung về con vật
      • Em gặp con vật đó trong hoàn cảnh nào
    • Thân bài
      • Tả bao quát
        • Hình dáng vật như thế nào?
        • Bộ lông vật ra sao?
      • Tả chi tiết
        • Tả chi tiết các bộ phận của con vật, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động
        • Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, bốn chân,….
      • Tả hoạt động
        • Thói quen ăn uống và đi lại của con vật
    • Kết bài
      • Cảm nghĩ của em về con vật đó
  • Bài văn tham khảo

    Cuối tuần, em theo bố đi Đồng Nai thăm một người bạn cũ của bố. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường.

    Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn co dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe '“xực xực”, nom rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.

    Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía để làm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản… Vì thế, bà con nông dân ta có câu: "Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

   Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.

Đề 4: Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên hoạ báo hay trên truyền hình, phim ảnh.

Gợi ý:

  • n bài tham khảo:
    • Mở bài
      • Giới thiệu chung về con vật
      • Em gặp con vật đó trong hoàn cảnh nào
    • Thân bài
      • Tả bao quát
        • Hình dáng vật như thế nào?
        • Bộ lông vật ra sao?
      • Tả chi tiết
        • Tả chi tiết các bộ phận của con vật, kèm theo các từ ngữ gợi hình gợi cảm hoặc hình ảnh so sánh, nhân hóa cho sinh động
        • Đầu, hai tai, cặp mắt, cánh mũi, miệng, bốn chân,….
      • Tả hoạt động
        • Thói quen ăn uống và đi lại của con vật
    • Kết bài
      • Cảm nghĩ của em về con vật đó
  • Bài văn tham khảo

    Với truyền hình cáp chương trình trên ti vi phong phú hơn. Một số kênh truyền hình chuyên về một chương trình nào đó và rất được khán giả ưa chuộng. Trong số đó em rất yêu thích chương trình "Thế giới động vật”. Hôm nay chương trình ấy giới thiệu hình ảnh và tập tính sống của chim đại bàng.

    Đại bàng còn gọi là chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn. Đại bàng loại lớn có chiều dài cơ thể hơn một mét nặng bảy ki-lô-gam. Nó có cái đầu lớn như quả đấm của võ sĩ quyền anh. Bộ lông của đại bàng là một áo choàng đẹp: lông đầu màu trắng ngà hơi pha màu kem sữa, lông mình và lông cánh màu đen, lông ngực và lông bụng của đại bàng màu trắng. Mắt của đại bàng to, hơi xếch, có màu do cam viền quanh con người rất đẹp. Mỏ của nó cứng, màu nâu khoằm xuống. Sải cánh của đại bàng dài từ một mét rưỡi đến hai mét. Đại bàng thường làm tổ trên núi cao hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Đại bàng có dáng đẹp và uy dũng. Nó là loài chim săn mồi giỏi, thường được thợ săn nuôi và huấn luyện để bắt mồi. Đại bàng biểu tượng cho sức mạnh và lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần lối cao. Vì thế hình ảnh đại bàng được dùng dế làm huy hiệu cho một số lực lượng như Trung tâm rình báo Mỹ. Đại bàng là chúa tể các loài chim giống như hô là chúa sơn lâm của rừng sơn vậy.

    Đại bàng là con chim đẹp và dũng mãnh. Em rất thích chim đại bàng. Em ao ước lớn lên em cũng mạnh mẽ, bay cao và bay xa trên con đường sự nghiệp như chim đại bàng bay giữa không trung vậy.

  • Thông qua bài giảng Tập làm văn: Miêu tả con vật, các em cần nắm được:
    • Biết lập dàn ý một bài văn miêu tả con vật.
    • Viết một bài văn miêu tả con vật hoàn chỉnh.
  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng 
    Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK