Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Tình Yêu Cuộc Sống Tuần 32 - Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu - Tiếng Việt 4

Tuần 32 - Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhận xét

Câu 1. Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây:

Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

Gợi ý:

  • Các trạng ngữ trong các câu đã cho là: Đúng lúc đó

Câu 2. Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu.

Gợi ý:

  • Trạng ngữ này bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu.

Câu 3. Đặt câu hỏi cho loại trạng ngữ nói trên.

Gợi ý:

  • Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào?

1.2. Ghi nhớ

  • Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ thời gian.
  • Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho các câu hỏi Bao giờ?, Khi nào?, Mấy giờ?...

1.3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tìm trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu sau:

a) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng tượng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

Theo THẠCH LAM

b. Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

NGUYỄN TUÂN

Gợi ý:

a)  Đoạn văn a có các trạng ngữ sau:

  • Buổi sáng hôm nay
  • Vừa mới ngày hôm qua
  • Thế mà qua một đêm mưa rào

b)  Đoạn văn b có các trạng ngữ sau:

  • Từ ngày còn ít tuổi
  • Mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội.

Câu 2. Thêm trạng ngữ cho trong ngoặc đơn vào những chỗ thích hợp để đoạn văn vẫn được mạch lạc.

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần  lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thẫm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

Theo VŨ TÚ NAM

(Trạng ngữ: đến ngày đến tháng; mùa đông) 

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

Theo THIÊN LƯƠNG

(Trạng ngữ: có lúc; giữa lúc gió đang gào thét ấy)

Gợi ý:

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức khỏe vô tận. Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nẩy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên bầu trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Có lúc, chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

  • Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất như:
    • Nắm được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
    • Nhận biết trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
    • Biết thêm các loại trạng ngữ vào câu.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Kể chuyện: Khát vọng sống để chuẩn bị thật tốt cho tiết học sau.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK