Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Tình Yêu Cuộc Sống Tuần 32 - Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu - Tiếng Việt 4

Tuần 32 - Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhận xét

Câu 1. Trạng ngữ được in nghiêng trong câu sau trả lời câu hỏi gì?   

Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.

Gợi ý:          

  • Trạng ngữ: Vì vắng tiếng cười" trả lời cho câu hỏi vì sao?   

Câu 2. Loại trạng ngữ này bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

Gợi ý:

  • Loại trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nguyên nhân cho câu.  

1.2. Ghi nhớ

  • Để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho các câu hỏi Vì sao?, Nhờ đâu?, Tại đâu?...

1.3. Hướng dẫn luyện tập      

Câu 1. Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu sau:

a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.

b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.

c) Tại Hoa mà tổ không được khen.

Gợi ý:

a) Câu a có trạng ngữ chỉ nguyên nhân là: Nhờ siêng năng cần cù.       

b) Câu b có trạng ngữ chỉ nguyên nhân là: Vì rét.     

c) Câu c có trạng ngữ chỉ nguyên nhân là: Tại Hoa.  

Câu 2. Điền các từ nhờ, vì, hoặc tại vì vào chỗ trống:

a) ....... học giỏi, Nam được cô giáo khen

b) ....bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch đẹp

c) ... mải chơi, Tuấn không làm bài tập

Gợi ý:

a) học giỏi, Nam được cô giáo khen. 

b) Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.

c) Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.  

Câu 3. Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân: 

Gợi ý:

  • Vì xe bị bể lốp nên em đến lớp muộn giờ.
  • Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất như:
    • Nắm được chức năng của trạng ngữ trong câu.
    • Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để đặt câu có trạng ngữu chỉ nguyên nhân.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng 
    Tập làm văn: Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để chuẩn bị thật tốt cho tiết học sau.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK