Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Có chí thì nên Tuần 13 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực - Tiếng Việt 4

Tuần 13 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện tập: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực

Câu 1 (trang 127 sgk Tiếng Việt 4): Tìm các từ:

a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người.

M: quyết chí

b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.

M: khó khăn

Gợi ý:

a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người: vững tâm, vững chí, kiên quyết, kiên nhẫn, bền gai, quyết tâm, bền bỉ,...

b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: gian khổ, gian nan, gian khó, gian truân, thử thách, chông gai,...

Câu 2 (trang 127 sgk Tiếng Việt 4): Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1:

a) Từ thuộc nhóm a.

b) Từ thuộc nhóm b.

Gợi ý:

a) Các chú bộ đội luôn vững chí bảo vệ Tổ quốc.

b) Dù có trải qua bao nhiên gian khổ, thầy Nguyễn Ngọc Ký vẫn luôn không nản chí.

Câu 3 (trang 127 sgk Tiếng Việt 4): Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.

Gợi ý:

Tử thuở nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã ước mơ chinh phục được các vì sao. Để thực hiện được ước mơ này, ông đã phải ăn bánh mì suông trong một thời gian dài để có tiền mua sách và đồ thí nghiệm. Nhờ vậy, ông đã tích lũy cho mình những kiến thức bổ ích và thực hiện được hơn hàng trăm cuộc thí nghiệm. Cuối cùng đã chế tạo thành công tên lửa nhiều tầng.

  • Thông qua bài học Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực, các em cần nắm được những nội dung sau:
    • Biết nêu đúng nghĩa của từ ý chí, nghị lực.
    • Tìm và đặt câu được các từ chỉ ý chí, nghị lực.
    • Mở rộng được vốn từ về chủ đề Ý chí và nghị lực.
    • Viết được đoạn văn hoàn chỉnh về ý chí và nghị lực của con người.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng 

Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK