Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách đáng khâm phục của nhân vật đó. Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên.
Câu 1 (trang 109 sgk Tiếng Việt 4): Tìm đề tài trao đổi ở đâu?
Câu 2 (trang 109-110 sgk Tiếng Việt 4): Xác định nội dung trao đổi:
- Hoàn cảnh sống của nhân vật:
+ Nhân vật gặp những khó khăn gì?
+ Những khó khăn ấy có gì khác thường?
- Nghị lực của nhân vật :
+ Nhân vật đã vượt qua khó khăn như thế nào?
+ Sự vượt khó của nhân vật có gì đáng khen ngợi?
- Sự thành đạt của nhân vật:
+ Nhân vật đạt được ý nguyện của mình như thế nào?
+ Nghị lực, ý chí của nhân vật đóng vai trò gì trong sự thành đạt ấy?
Câu 3 (trang 110 sgk Tiếng Việt 4): Xác định hình thức trao đổi:
- Người nói chuyện với em là ai (bố, mẹ hay anh, chị)?
- Em xưng hô như thế nào?
- Em chủ động nói chuyện với người thân về câu chuyện mới đọc hay được người thân gợi chuyện?
Học sinh thực hiện theo gợi ý trong sách giáo khoa.
Gợi ý
Về một cuộc trao đổi ý kiến của em và chị gái của em:
Chị: Chị đã mượn cho em quyển truyện Không gia đình của Hec-tô-ma-lô.
Em xem chưa?
Em: Em xem rồi chị ạ!
Chị: Em có nhận xét gì về tác phẩm ấy?
Em: Quyển truyện đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Chị: Ấn tượng nhất đối với em là nhân vật nào?
Em: Em thích nhất là cậu bé Rê-mi.
Chị: Rê-mi là một nhân vật như thế nào?
Em: Thông minh, cá tính mạnh mẽ, có nghị lực.
Chị: Chị cũng thấy thế.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK