Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Có chí thì nên Tuần 11 - Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ - Tiếng Việt 4

Tuần 11 - Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 106, sgk lớp 4): Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào? Chúng bổ sung ý nghĩa gì?

- Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.

                                  TÔ HOÀI

- Rặng đào đã trút hết lá.

Gợi ý:

  • Từ sắp bổ sung ý nghĩa cho từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần.
  • Từ đã bổ sung ý nghĩa cho từ trút. Nó cho biết sự việc đã xảy ra rồi.

Câu 2 (trang 106, sgk lớp 4): Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (đã, đang, sắp) để điền vào ô trống?

a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô...thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.

Theo NGUYÊN HỒNG

b)

Sao cháu không về với bà

Chào mào... hót vườn na mỗi chiều.

Sốt ruột, bà nghe chim kêu

Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na.

Hết hè, cháu vẫn... xa

Chào mào vẫn hót. Mùa na... tàn.

LÊ THÁI SƠN

Gợi ý:

a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.

Theo NGUYÊN HỒNG

b)

Sao cháu không về với bà

Chào mào sắp hót vườn na mỗi chiều.

Sốt ruột, bà nghe chim kêu

Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na.

Hết hè, cháu vẫn đang xa

Chào mào vẫn hót. Mùa na đã tàn.

LÊ THÁI SƠN

Câu 3 (trang 107, sgk lớp 4): Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Em hãy chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ ấy hoặc bỏ bớt từ.

Đãng trí

Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông:

- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.

Nhà bác học hỏi:

- Nó sẽ đọc gì thế?

Gợi ý:

Đãng trí

Một nhà bác học đang làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ bước vào, nói nhỏ với ông:

- Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài.

Nhà bác học hỏi:

- Nó đang đọc gì thế?

  • Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ, các em cần nắm được:
    • Sự khác nhau về ý nghĩa giữa các động từ chỉ thời gian.
    • Biết cách dùng các động từ chỉ thời gian cho hợp lí với từng trường hợp.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Kể chuyện: Bàn chân kì diệu  để có bước chuẩn bị thật tố cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK