Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Số thực

  • Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.
  • Tập hợp các số thức được kí hiệu là R.

1.2. So sánh số thực

  • Với hai số thực bất kì x, y ta luôn so sánh được: hoặc x < y hoặc x > y, hoặc x = y.
  • Khi so sánh thực hành tính toán với các số thực, ta thường thực hiện trên các số hữu tỉ gần đúng của chúng với độ chính xác tuỳ theo cầu quy định.

1.3. Trục số thực

  • Chỉ số tập hợp số thực mới lấp đầy trục số.
  • Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số.
  • Ngược lại, mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.

Chú ý: Trong tập hợp các số thực cũng có các phép toán với các tính chất tương tự như các phép toán trong tập hợp các số hữu tỉ.


Ví dụ 1:  

So sánh các số thực:

a. 3,737373… và 3,767676…

b. -0,1845 và -0,184184

c. 7,315315…và 7,325316

Hướng dẫn giải:

a. 3,737373… < 3,767676…

b. -0,184184 > -0,1845

c. 7,315315 < 7,325316


Ví dụ 2:

Tính bằng cách hợp lý

a. \(A = ( - 87,5) - \left\{ {( + 87,5) + {\rm{[}}3,8 + ( - 0,8){\rm{]}}} \right\}\)

b. \(B = \left[ {9,5 + ( - 13)} \right] + \left[ {( - 5) + 8,5} \right]\)

c. \(C = ( - 5,85) + \left\{ {\left[ {41,3 + ( - 5)} \right] + 0,85} \right\}\)

Hướng dẫn giải:

a. \(A = \left[ {(87,5) - 87,5} \right] + \left[ {3,8 + ( - 0,8)} \right] = 3\)

b. \(B = (9,5 + 8,5) + \left[ {( - 13) + ( - 5)} \right] = 18 + ( - 18) = 0\)

c. \(\begin{array}{l}C = ( - 5,85) + 41,3 + ( - 5) + 0,85\\ = \left[ {( - 5,85) + 0,85} \right] + ( - 5) + 41,3\\ = \left[ {( - 5) + ( - 5)} \right] + 41,3\\ = ( - 10) + 41,3 = 31,3\end{array}\)


Ví dụ 3:  

So sánh các số thực:

a. 0,123 và 0,(123).

b. 0,(01) và 0,010010001.

HƯớng dẫn giải:

a. Vì 0,(123) = 0,123123

Nên 0,(123) > 0,123…

b. Vì 0,(01) = 0,010101…

Nên 0,(01) > 0,010010001

Bài 1: 

Sắp xếp các số thực sau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ:

\( - 3; - 1,7;\sqrt 5 ;0;\pi ;5\frac{3}{6};\frac{{22}}{7}\)

Hướng dẫn giải:

\(5\frac{3}{6} > \frac{{22}}{7} > \pi  > \sqrt 5  > 0 >  - 1,7 >  - 3\).


Bài 2: 

Tìm x biết:

a. \({x^2} = 49\)

b. \({(x - 1)^2} = 1\frac{9}{{16}}\)

Hướng dẫn giải:

a. \({x^2} = 49 \Rightarrow {x^2} = {7^2} \Rightarrow x =  - 7;7\)

b. \(\begin{array}{l}{(x - 1)^2} = 1\frac{9}{{16}} \Rightarrow {(x - 1)^2} = \frac{{25}}{{16}} = {\left( {\frac{5}{4}} \right)^2}\\ \Rightarrow x - 1 = \frac{5}{4};x - 1 =  - \frac{5}{4}\\ \Rightarrow x = \frac{9}{4};x =  - \frac{1}{4}\end{array}\).


Bài 3: 

So sánh \(\sqrt {37}  - \sqrt {14} \) và \(6 - \sqrt {15} \)

Hướng dẫn giải:

Ta có \(\sqrt {37}  > \sqrt {36}  = 6\)

\(\sqrt {14}  < \sqrt {15} \)

Do đó \(\sqrt {37}  - \sqrt {14}  > \sqrt {36}  - \sqrt {15} \)

Vậy \(\sqrt {37}  - \sqrt {14}  > 6 - \sqrt {15} \).

3. Luyện tập Bài 12 Toán 7 tập 1

Qua bài giảng Số thực này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Định nghĩa số thực
  • So sánh hai số thực
  • Biểu diễn số thực trên trục số

3.1 Trắc nghiệm về Số thực

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Tập hợp số thực được kí hiệu là R
    • B. Số hữu tỉ là số thực, số vô tỉ không phải là số thực
    • C. Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số 
    • D. Chỉ có số thực mới lấp đầy trục số
    • A. 0,234=0,(234)
    • B. 0,234>0,(234)
    • C. 0,234<0,(234)
    • D. Không so sánh được

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK về Số thực

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 87 trang 44 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 88 trang 44 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 89 trang 45 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 90 trang 45 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 91 trang 45 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 92 trang 45 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 93 trang 45 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 94 trang 45 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 95 trang 45 SGK Toán 7 Tập 1

4. Hỏi đáp Bài 12 Chương 1 Đại số 7 tập 1

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK