Trang chủ Lớp 10 Sinh học Lớp 10 SGK Cũ Chương 3: Virut Và Bệnh Truyền Nhiễm Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Sinh học 10 Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Chu trình nhân lên của virut

Chu trình nhân lên của virut động vật gồm có 5 giai đoạn:

  • Sự hấp phụ
    • Gai glicôprôtêin của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào à virut bám vào tế bào.

Giai đoạn hấp phụ

  • Xâm nhập
    • Đối với virut động vật: virut đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
    • Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào, vỏ nằm bên ngoài.

Giai đoạn xâm nhập

  • Sinh tổng hợp
    • Virut sử dụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và các loại prôtêin cho mình.

giai đoạn sinh tổng hợp

  • Lắp ráp
    • Lắp ráp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành virut hoàn chỉnh.

Giai đoạn lắp ráp

  • Giải phóng
    • Virut phá vỡ tế bào vật chủ để ồ ạt chui ra ngoài.
    • Khi virut nhân lên nhưng không làm tan tế bào gọi là chu trình tiềm tan
    • Khi virut nhân lên làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan.

1.2. HIV/ AIDS

  • Khái niệm về HIV
    • HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV do Robert Gallo và Luc Montagnie phân lập ở Pháp năm 1983.
    • HIV gây nhiễm và phá hủy 1 số tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể (Limphô T- CD4) à cơ thể mất khả năng miễn dịch à vi sinh vật cơ hội tấn công à gây bệnh cơ hội.
    • Cấu tạo của virut HIV

Cấu tạo của virut HIV

  • Các con đường lây truyền HIV

Các con đường lây truyền HIV

  • Ba giai đoạn phát triển của bệnh
    • Giai đoạn sơ nhiễm  hay giai đoạn cửa sổ: 2 tuần - 3 tháng, không có triệu chứng.
    • Giai đoạn không triệu chứng: 1-10 năm. Số lượng tế bào T - CD4 giảm dần.
    • Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Xuất hiện các bệnh cơ hội: sốt, tiêu chảy, viêm da, ung thư… chết.
  • Biện pháp phòng ngừa
    • Cho đến nay chưa có thuốc phòng và chữa HIV. Hiện nay có nhiều thuốc như AZT, DDC, DDI... có tác dụng làm chậm sự phát triển của HIV nhưng chưa hữu hiệu và có nhiều phản ứng phụ. Phương pháp điều trị kết hợp các loại thuốc tuy có hiệu quả bước đầu nhưng rất tốn kém.
    • Hiểu biết về HIV/AIDS.
    • Sống lành mạnh.
    • Vệ sinh y tế.
    • Loại trừ tệ nạn xã hội.
  • Sơ đồ tư duy về HIV/AIDS

Sơ đồ tư duy về HIV/AIDS

2. Luyện tập Bài 30 Sinh học 10

Sau khi học xong bài các em cần:

  • Tóm tắt được 5 giai đoạn nhân lên của virút trong tế bào.
  • Giải thích được tại sao mỗi loại virút chỉ xâm nhập được vào một số loại tế bào nhất định.
  • Giải thích được tại sao chu trình nhân lên của virút trong tế bào được gọi là chu trình sinh tan.
  • Phân biệt được các khái niệm: HIV, AIDS, VSV cơ hội, bệnh cơ hội, giai đoạn cửa sổ.
  • Trình bày được các con đường lây truyền HIV và các giai đoạn phát triển của bệnh AIDS. Từ đó giải thích được vì sao có nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. hấp phụ -  xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp - phóng thích.
    • B. hấp phụ -  xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích - lắp ráp.
    • C. hấp phụ - lắp ráp -  xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích.
    • D. hấp phụ-  xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp-  phóng thích.
    • A. lắp axit nucleic vào protein vỏ.
    • B. bơm axit nucleic vào chất tế bào.
    • C. đưa cả nucleocapsit vào chất tế bào.
    • D. virut nhân lên và phá vỡ tế bào.
    • A. virut nhân lên và phá tan tế bào.
    • B. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường.
    • C. virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nucleic và nguyên liệu của riêng mình.
    • D. lắp axit nucleic vào protein vỏ.

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 31 trang 187 SBT Sinh học 10

Bài tập 30 trang 187 SBT Sinh học 10

Bài tập 32 trang 187 SBT Sinh học 10

Bài tập 33 trang 187 SBT Sinh học 10

Bài tập 34 trang 187 SBT Sinh học 10

Bài tập 40 trang 189 SBT Sinh học 10

Bài tập 1 trang 151 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 2 trang 151 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 3 trang 151 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 4 trang 151 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 5 trang 151 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 6 trang 151 SGK Sinh học 10 NC

3. Hỏi đáp Bài 30 Chương 3 Sinh học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK