Trang chủ Lớp 10 Sinh học Lớp 10 SGK Cũ Chương 3: Virut Và Bệnh Truyền Nhiễm

Chương 3: Virut Và Bệnh Truyền Nhiễm

Chương 3: Virut Và Bệnh Truyền Nhiễm

Lý thuyết Bài tập

Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.

Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut?

Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng laii sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?

Nêu 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào.

HIV có thể lây nhiễm theo những con đường nào?

Thế nào là bệnh cơ hội và vi sinh vật gây bệnh cơ hội?

Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?

Cần phải nhận thức và thái độ như thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV?

Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào?

Virut thực vật lan truyền theo con đường nào?

Hãy nêu vai trò của virut trong sản xuất các chế phẩm sinh học.

Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?

Thế nào là miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu?

Hãy phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.

Tìm nội dung thích hợp điền vào ô trống hoàn thiện bảng sau:

TT   Kiểu hô hấp hay kiểu lên men Chất nhận electron Sản phẩm khử Ví dụ nhóm vi sinh vật
1 Hiếu khí O2 H2O  
2 Kị khí NO3- NO2-, N2O, N2  
SO42- H2S  
CO2 CH4  
3 Lên men Chất hữu cơ ví dụ    
- axetal dehit - êtanol  
- axit pỉuvic - axit lactic  

Giải thích các pha đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục? Nêu nguyên tắc nuôi cấy liên tục, ứng dụng?

Vi khuẩn có thể hình thành loại bào tử nào? Sự khác biệt giữa bào tử sinh sản và nội bào tử ở vi khuẩn? Bào tử vô tính và bào tử hữu tính ở nấm khác nhau như thế nào?

Đường dùng để nuôi cấy vi sinh vật và dùng để ngâm các loại quả. Vì sao lại có thể dùng đường với hai loại mục đích hoàn toàn khác nhau? Lấy ví dụ hợp chất khác có vai trò tương tự?

Hãy lấy những ví dụ về các yếu tố vật lí có ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Phân tích khả năng sử dụng một số yếu tố vật lí để kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật.

Người ta nói virus nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống. Ý kiến của em như thế nào?

Tìm nội dung thích hợp để điền vào ô trống hoàn thiện bảng sau:

TT   Virus Loại axit nucleic Vỏ capsit có đối xứng Có màng bọc ngoài vỏ capsit Vật chủ Phương thức lan truyền
1 HIV ARN (một mạch, hai phân tử)        
2 Virus khảm thuốc lá (Tobamo virus) ARN (một mạch)        
3 Phago T2 ADN (hai mạch)        
4 Virus cúm (influenza virus) ARN (một mạch)        

Cho sơ đồ sau:

bài 3 SGK Sinh học 10 trang 131

Điền vào chỗ trống thuật ngữ (tập hợp từ) phù hợp nhất trong các câu sau:

- Bệnh viêm gan B là do một loại virus được truyền chủ yếu qua đường ...

- So với các loại sữa bột hay sữa đặc có đường thì sữa mẹ có rất nhiều ưu điểm. Một lợi thế rõ rệt là sữa mẹ có khả năng giúp trẻ chống nhiễm trùng vì trong sữa mẹ có nhiều loại ... và các ...

- Trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch của họ hoặc .... hay .... hoặc ... nữa.

Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật được sơ đồ như sau:

Thay các số bằng tên các kiểu dinh dưỡng và cho ví dụ?

Nói chung độ pH phù hợp nhất cho sinh trưởng của vi sinh vật như sau:

Nhóm sinh vật pH tối ưu đối với phần lớn vi sinh vật
Vi khuẩn Gần trung tính
Tảo đơn bào Hơi axit
Nấm Axit
Động vật đơn bào Gần trung tính

Em hãy tự nêu các môi trường tự nhiên thích hợp cho từng nhóm vi sinh vật trong bảng trên?

Nêu ví dụ ứng dụng sự sinh sản của vi sinh vật để phục vụ đời sống con người?

Hãy nêu 3 tính chất cơ bản nhất của virut?

Virut có phải là vi sinh vật không?  

Về hình thái, virut có mấy loại cấu trúc? 

Vỏ ngoài của virut có nguồn gốc từ đâu? 

Chức năng chính của vỏ ngoài virut là gì? 

Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể lây nhiễm và nhân lên trong một số loại tế bào nhất định? 

Tại sao người không bị bệnh toi gà?

Tại sao với virut, người ta dùng thuật ngữ nhân lên thay cho sinh sản? 

Hãy nêu các giai đoạn nhân lên của virut?

Thế nào là chu trình tan? 

Thế nào là chu trình tiềm tan? 

Virut động vật xâm nhập vào tế bào theo cơ chế nào? 

Phagơ xâm nhập vào tế bào như thế nào? 

Thế nào là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) do HIV gây ra? 

Ở chu trình tiềm tan, muốn chuyển sang chu trình tan thì genom cùa phagơ phải tách khỏi NST của tế bào ở HIV có như vậy không?

Hãy nêu một vài tính chất cơ bản để phân biệt vi khuẩn với virut?

Virion là gì? 

Ở chu trình tiềm tan Genom của phagơ gắn vào NST của tế bào. Khi tách ra, nó có thể mang theo một đoạn gen liền kề. Khi tạo virut mới nó có thể mang theo đoạn gen này xâm nhập vào tế bào mới, khiến tế bào này mang tính trạng của tế bào trước. Hiện tượng này gọi là gì? 

Tại sao trong các vụ dịch virut. Ví dụ, H5N1, lở mồm long móng..., người ta phải giết hết cả đàn gia súc và gia cầm trong vùng dịch?

Loại tác nhân gây nhiễm nào chỉ chứa ARN khép vòng? 

Tác nhân gây nhiễm nào chỉ chứa Prôtêin, nó gây bệnh gì?

Có biện pháp nào để diệt Prion không?

Có thể chế tạo vacxin phòng phống bệnh Prion được không?

Virut thực vật xâm nhập vào cây như thế nào? Có giống như sự xâm nhập của phagơ và virut động vật không?

Điều gì khiến cho người không bao giờ bị mắc phải bệnh toi gà cũng như một số bệnh của chó cảnh?

Virut có những ứng dụng gì trong thực tiễn?

Thông qua quá trình nhân lên của phagơ T trong tế bào vi khuẩn, bằng cách nào các nhà khoa học chứng minh được rằng chính ADN chứ không phải Prôtêin là vật chất di truyền?

Thế nào là bệnh truyền nhiễm?

Miễn dịch là gì? Miễn dịch được chia làm mấy loại?

Thế nào là miễn dịch tự nhiên?

Khi dẫm phải cái đinh bẩn, chỗ vết thương bị viêm. Đó có phải là miễn dịch tự nhiên không?

Đôi khi trâu, bò liếm vết thương làm cho nó chóng lành, có thể coi là một hình thức của miễn dịch tự nhiên không?

Thực vật và côn trùng có khả năng miễn dịch không?

Trong cơ thể của chúng ta chứa rất nhiều các vi sinh vật, chúng có lợi ích gì? Đó có phải là một hình thức của miễn dịch tự nhiên không?

Đại thực bào và bạch cầu trung tính tiêu diệt vi sinh vật như thế nào?

Thế nào là miễn dịch đặc hiệu? Miễn dịch đặc hiệu được chia làm mấy loại?

Hãy nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch?

Chức năng chính của miễn dịch đặc hiệu là gì?

Tại sao lại phải tiêm chủng?

Thế nào là tiêm chủng mở rộng, lợi ích của nó là gì?

Bệnh đậu mùa và bệnh bại liệt đều đã được thanh toán ở Việt Nam, nhưng tại sao trong chương trình tiêm chủng mở rộng không có vacxin đậu mùa, nhưng vẫn có vacxin bại liệt? 

Nước mắt trào ra rửa trôi bụi bặm và vi sinh vật ra khỏi mắt là thuộc miễn dịch nào? 

Axit HCl trong dạ dày có thể ức chế hoặc giết vi khuẩn xâm nhập. Đây là loại miễn dịch nào? 

Kháng nguyên là chất lạ có khả năng kích thích cơ thể tạo kháng thể tương ứng là thuộc miễn dịch nào? 

Kháng thể là prôtêin có trong huyết thanh và trong các dịch khác của cơ thể. Kháng thể có vai trò gì? 

Phản ứng kháng nguyên - kháng thể là phản ứng đặc hiệu theo nguyên tắc nào? 

Điều nào sau đây là đúng khi nói về virut?

A. Là thực thể chưa có cấu tạo tế bào.

B. Có kích thước siêu nhỏ, chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử.

C. Có cấu tạo đơn giản, gồm lõi là axit nuclêic và vỏ là prôtêin - gọi là capsit.

D. Cả 3 ý trên đểu đúng. 

Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ gen của virut?

A. Luôn luôn là ADN.

B. Luôn luôn là ARN.

C. Chứa cả ADN và ARN.

D. Chỉ chứa một trong hai loại axit nuclêic là ADN hoặc ARN. 

Mối quan hệ giữa virut với tế bào là

A. hoại sinh.

B. cộng sinh.

C. kí sinh không bắt buộc.

D. kí sinh nội bào bắt buộc. 

Điều nào sau đây là đúng khi nói về vỏ ngoài virut?

A. Cấu tạo từ lớp lipit kép và prôtêin do có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào.

B. Trên bề mặt chứa các prôtêin để gắn đặc hiộu với thụ thể bể mặt của tế bào.

C. Các gai glicôprôtêin bề mặt là kháng nguyên, kích thích cơ thể vật chủ tạo kháng thể miễn dịch.

D. Cả A, B và C. 

Điều nào sau đây không đúng khi nói về virut?

A. Chưa có cấu tạo tế bào.

B. Chỉ chứa ADN hoặc ARN.

C. Không chứa các enzim dùng cho chuyển hoá vật chất và năng lượng.

D. Trong tự nhiên có thể hoạt động độc lập mà không cần nằm trong tế bào. 

Thuật ngữ Nuclêôcapsit dùng để chỉ phức hợp giữa

A. Axit Nuclêic và Capsit.

B. Axit Nuclêic, Capsit và vỏ ngoài.

C. Axit Nuclêic Capsit và Lipit.

D. Axit Nuclêic và vỏ ngoài.

Virut trần là

A. Phân tử ADN không được bọc vỏ capsit.

B. Phân tử ARN không được bọc vỏ capsit.

C. Vỏ capsit rỗng, không chứa axit nuclêic.

D. Virut hoàn chỉnh có cả axit nuclêic và vỏ capsit, nhưng không được bao bởi vỏ ngoài. 

Virut nào sau đây có cấu tạo dạng khối đa diện?

A. Virut gây khảm thuốc lá.

B. Virut gây bệnh dại.

C. Virut gây bệnh bại liệt.

D. Virut gây bệnh sởi. 

Virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?

A. Virut hecpet.

B.Virut bại liệt.

C. Virut ađênô.

D. Virut cúm. 

Virut nào sau đây vừa có cấu trúc khối vừa có cấu trúc xoắn?

A. HIV.

B. Virut cúm.

C. Thể thực khuẩn.

D. Virut bại liệt. 

Phagơ là virut kí sinh ở

A. vi khuẩn.

B. người

C. động vật.

D. thực vật. 

Tất cả các virut đều có

A. vỏ capsit.

B. vỏ ngoài.

C. gai glicôprôtêin nằm trên vỏ ngoài.

D. enzim phiên mã ngược. 

Prôtêin bề mặt của virut gắn đặc hiệu vào thụ thể thích hợp của tế bào vào giai đoạn nào?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp và giải phóng. 

Virut chui vào tế bào, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nuclêic vào tế bào chất xảy ra ở giai đoạn nào trong các giai đoạn sau đây?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp và giải phóng.

Ở giai đoạn nào sau đây virut kiểm soát bộ máy của tế bào để tổng hợp mạnh mẽ hệ gen và prôtêin của mình?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp.

E. Giải phóng. 

Ở giai đoạn nào sau đây các thành phần của virut va chạm ngẫu nhiên để tạo virut mới?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp.

E. Giải phóng. 

Ở giai đoạn nào sau đây virut tìm cách phá vỡ tế bào để ra ồ ạt hoặc nảy chồi để ra từ từ?

A. Hấp phụ.

B. Xâm nhập.

C. Sinh tổng hợp.

D. Lắp ráp.

E. Giải phóng. 

Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập và lây nhiễm cho một hoặc một vài loại tế bào nhất định?

A. Do không phù hợp về hộ gen.

B. Do không phù hợp về enzim.

C. Do không phù hợp giữa prôtêin bề mặt virut và thụ thể bề mặt tế bào.

D. Do tế bào tiết chất ức chế sự xâm nhập của virut. 

Tế bào cung cấp vật liệu nào sau đây để giúp virut nhân lên?

A. Năng lượng.

B. Ribôxôm.

C. Các nuclêôtit và ARN vận chuyển.

D. Tất cả các ý trên. 

Trong quá trình nhân lên, virut không nhận được thứ nào sau đây từ vật chủ?

A. Năng lượng

B. Ribôxôm

C. mARN sớm.

D. Nuclêôtit và tARN. 

Ở Việt Nam bệnh do virut nào sau đây đã bị xoá sổ?

A. Sốt xuất huyết Dengi.

B. Viêm não Nhật Bản.

C. Bại liệt

D. Sởi. 

Để thực hiện chu trình tan, bắt buộc phagơ phải tạo ra được

A. phân tử ARN kép.

B. phân tử ADN đơn.

C. phân tử ADN kép.

D. cả ADN kép và ARN kép. 

HIV có thể lây truyền theo các con đường sau đây, ngoại trừ:

A. Qua đường máu (truyền máu, tiêm chích, ghép tạng...).

B. Qua quan hệ tình dục không an toàn.

C. Mẹ truyền sang con qua nhau thai, khi sinh nở, qua sữa mẹ.

D. Qua côn trùng đốt. 

Enzim nào sau đây là enzim phiên mã ngược ở HIV?

A. ARN-pôlimeraza phụ thuộc ADN.

B. ARN-pôlimeraza phụ thuộc ARN.

C. ADN-pôlimeraza phụ thuộc ARN.

D. ADN-pôlimeraza phụ thuộc ADN. 

Điều nào sau đây là không đúng khi nói về viroit?

A. Chúng mã hoá cho Prôtêin của riêng mình.

B. Chúng không có vỏ Capsit.

C. Viroit chỉ là một phân tử ARN khép vòng.

D. Chỉ thấy gây bệnh ở thực vật. 

Một chất lạ khi đưa vào cơ thể nhằm tạo đáp ứng miễn dịch được gọi là

A. Paratop.

B. Chất sinh miễn dịch (kháng nguyên).

C. Kháng thể.

D. Hapten. 

Phần nằm trên kháng nguyên gắn đặc hiệu với kháng thể được gọi là

A. êpitôp.

B. Paratop.

C. Hapten.

D. Vị trí kết hợp với kháng nguyên. 

Phần nằm trên kháng thể gắn đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là

A. Êpitôp.

B. Paratop.

C. Hapten.

D. Quyết định kháng nguyên.

Tế bào nào sau đây là tế bào thực sự tạo kháng thể?

A. Tế bào T.

B. Tế bào plasma (biệt hoá từ tế bào B).

C. Đại thực bào.

D. Bạch cầu đơn nhân. 

Điều nào sau đây là không đúng khi nói về prion?

A. Không có bản chất là prôtêin.

B. Không chứa cả axit Nuclêic.

C. Không được bao bọc bởi vỏ Capsit.

D. Ít nhạy cảm với nhiệt độ. 

Điều nào sau đây là đúng khi nói về prion?

A. Bị enzim phân giải ADN phá huỷ.

B. Bị enzim phân giải ARN phá huỷ.

C. Bị prôtêaza phá huỷ.

D. Không bị enzim nào trên đây phá huỷ. 

Điều nào sau đây là đúng khi nói về viroit?

A. Cấu tạo từ một phân tử ARN dạng vòng duy nhất.

B. Giống hệ gen của virut ARN nên có khả năng tổng hợp prôtêin.

C. Được bao bọc bởi vỏ prôtêin.

D. Đôi khi có thể gây bệnh cho động vật. 

Viroit khác với virut ARN gây bệnh thực vật ở điểm nào?

A. Là ARN đơn, khép vòng.

B. Không được bao bởi vỏ capsit.

C. Có kích thước nhỏ hơn virut ARN nhỏ nhất gây bệnh thực vật.

D. Cả A, B và C.  

Tác nhân gây nhiễm có kích thước nhỏ nhất chứa axit nuclêic là

A. Viroit.

B. Virut.

C. Phagơ.

D. HIV. 

Virut có khả năng gây bệnh cho các loại sinh vật nào sau đây?

A. Người và động vật có xương sống.

B. Động vật không xương sống.

C. Thực vật, Vi sinh vật.

D. Cả A, B, C, D. 

Virut thực vật không thể lan truyền theo con đường nào?

A. Qua côn trùng tiêm chích, ăn lá.

B. Qua các vết trầy xước hoặc ghép cành.

C. Qua phấn hoa hoặc qua hạt từ cây đã nhiễm.

D. Tự xâm nhập qua thành tế bào giống như virut động vật. 

Những ưu điểm của thuốc trừ sâu làm từ virut là

A. Có hiệu lực diệt sâu cao.

B. An toàn với người, động vật và vi sinh vật.

C. Không ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.

D. Cả A, B, C. 

Virut có vai trò gì trong nghiên cứu sinh học cơ bản và trong công nghê sinh học?

A. Do có cấu tạo đơn giản nên được dùng làm mô hình để nghiên cứu nhiều vấn đề của Sinh học hiện đại.

B. Được dùng làm công cụ vận chuyển gen mong muốn từ cơ thể cho sang cơ thể nhận, là nguyên liệu cung cấp enzim dùng trong Công nghệ sinh học (ví du ADN - ligaza).

C. Được sử dụng trong sản xuất vacxin và nhiều chất có hoạt tính sinh học khác.

D. Cả A, B và C. 

Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về điều kiện cần để gây bệnh truyền nhiễm?

A. Có khả năng lây từ cá thể này sang cá thể khác.

B. Tác nhân gây bệnh phải có độc lực.

C. Đường vào phải phù hợp với mỗi loại tác nhân gây bệnh.

D. Không phụ thuộc vào số lượng tác nhân gây bệnh nhiều hay ít. 

HIV chủ yếu phá huỷ tế bào nào dưới đây?

A. Tế bào T8.

B. Tế bào T4.

C. Tế bào B.

D. Bạch cầu trung tính. 

Khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh gọi là

A. Sự đề kháng.

B. Sự chống đỡ.

C. Miễn dịch.

D. Sự kiểm soát. 

Điều nào sau đây không đúng khi nói về miễn dịch tự nhiên (không đặc hiệu)?

A. Là miễn dịch mang tính bẩm sinh.

B. Không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên để hình thành miễn dịch.

C. Bao gồm nhiều hàng rào ngăn chặn tác nhân gây bệnh vào cơ thể.

D. Phụ thuộc vào bản chất của kháng nguyên. 

Điều nào sau đây không đúng khi nói về miễn dịch đặc hiệu?

A. Là miễn dịch tiếp thu được khi tiếp xúc với kháng nguyên.

B. Bao gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.

C. Cơ chế miễn dịch chỉ được hình thành sau khi tiếp xúc với kháng nguyên.

D. Không phụ thuộc vào bản chất của kháng nguyên.

Điều nào sau đây không đúng khi nói về miễn dịch tế bào?

A. Là miễn dịch, trong đó tế bào T độc đóng vai trò chủ chốt.

B. Tế bào T độc tiếp cận các tế bào có kháng nguyên lạ (tế bào ung thư, tế bào nhiễm virut), tiết ra prôtêin độc để tiêu diệt.

C. Virut kí sinh nội bào nên dễ thoát khỏi sự tấn công của kháng thể, vì vậy ở bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò quan trọng.

D. Miễn dịch tế bào có ở tất cả mọi sinh vật, kể cả thực vật. 

Điều nào sau đây không đúng khi nói về miễn dịch thể dịch?

A. Kháng thể được hình thành để đáp ứng lại sự xâm nhập của kháng nguyên.

B. Mỗi loại kháng nguyên chỉ kích thích cơ thể tạo ra một loại kháng thể cho riêng nó.

C. Có bao nhiêu loại kháng nguyên xâm nhập thì sẽ có bấy nhiêu loại kháng thể được hình thành.

D. Một kháng thể được hình thành có thể chống lại nhiều loại kháng nguyên xâm nhập. 

Loại sinh vật nào sau đây không có miễn dịch thể dịch?

A. Linh trưởng.

B. Chim

C. Côn trùng.

D. Cá. 

Loại sinh vật nào sau đây không có miễn dịch đặc hiệu?

A. Khỉ.

B. Chim.

C. Ếch.

D. Thực vật.

Loại sinh vật nào sau đây có miễn dịch tự nhiên?

A. Cá, Ếch.

B. Côn trùng.

C. Thực vật

D. Cả A, B và C.

Loại sinh vật nào sau đây vừa có miễn dịch tự nhiên, vừa có miễn dịch đặc hiệu?

A. Linh trưởng.

B. Chim.

C. Cá, ếch.

D. Cả A, B và C 

Trả lời đứng (Đ) hoặc sai (S):

Các bệnh cúm, SARS lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt tiết bắn ra khi người bệnh thở, ho hoặc hắt hơi?

Trả lời đứng (Đ) hoặc sai (S):

HIV có thể truyền qua côn trùng? 

Trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S):

Bệnh dại có thể truyền qua vết cắn, cào của chó, mèo bị dại? 

Trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S):

Bệnh viêm gan B có thể truyền qua quan hệ tình dục? 

Trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S):

Viêm gan A có thể truyền qua đuờng tiêu hoá? 

Trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S):

Lizôzim phân huỷ thành tế bào vi khuẩn là thuộc miễn dịch đặc hiệu? 

Trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S):

Đại thực bào bắt lấy và tiêu hoá vi khuẩn là thuộc miễn dịch tự nhiên? 

Trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S):

Bạch cầu trung tính tiêu diệt vi khuẩn theo cơ chế thực bào là thuộc miễn dịch đặc hiệu? 

Trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S):

Da và niêm mạc ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào cơ thể là thuộc miễn dịch tự nhiên? 

Trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S):

Khi bị sốt, nhiệt độ tăng sẽ làm tăng phản ứng enzim phân huỷ tác nhân gây bệnh là thuộc miễn dịch đặc hiệu? 

Trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S):

Mỗi lần hắt hơi là một dịp đẩy các vi sinh vật xâm nhập ra khỏi cơ thể. Đây là một dạng của miễn dịch tự nhiên? 

Virut có được coi là một cơ thể sinh vật không? Vì sao? 

Trình bày khái niệm và cấu trúc của virut? 

Phân biệt các nhóm virut ở người, động vật, thực vật và vi khuẩn? 

Virut là:

a) Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào

b) Chỉ có vỏ là Prôtêin và lõi là axit nuclêic

c) Sống kí sinh bắt buộc

d) Cả a, b và c

Virut ở người và động vật có bộ gen:

a) Chỉ là ADN

b) Chỉ là ARN

c) ADN hoặc ARN

d) Đa số là ADN hoặc ARN

Virut có cấu tạo:

a) Có vỏ prôtêin và axit nuclêic, có thể có vỏ ngoài

b) Có vỏ prôtêin và ADN

c) Có vỏ prôtêin và ARN

d) Có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài

Tóm tắt quá trình xâm nhập và phát triển của virut vào tế bào chủ? 

Trình bày các khái niệm: virut ôn hoà, virut độc và tế bào tiềm tan? Mối quan hệ giữa chúng? 

HIV có thể lây nhiễm theo con đường nào? Những biện pháp phòng tránh AIDS? 

Tại sao bệnh nhân AIDS ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện? Giải thích các triệu chứng ở giai đoạn thứ 2 và thứ 3? 

Thế nào là vi sinh vật gây bệnh cơ hội? Bệnh nhiễm trùng cơ hội? 

Hãy chọn phương án đúng:

a) Người ta tìm thấy HIV trong máu, tinh dịch hoặc dịch nhầy âm đạo của người nhiễm loại virut này.

b) HIV dễ lan truyền qua đường hô hấp và khi dùng chung bát đũa với người bệnh.

c) Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công vào các tế bào hồng cầu.

d) HIV có thể lây lan do các vật trung gian như muỗi, bọ chét… 

Trình bày tác hại của virut gây ra đối với thực vật? 

Trình bày tác hại của virut gây ra đối với con người, động vật? 

Trình bày những ứng dụng của virut trong việc bảo vệ đời sống con người và môi trường? 

Tại sao nhờ kĩ thuật di truyền mà người ta đã cứu được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường? 

Hãy chọn phương án đúng. Virut thường không thể tự xâm nhập cơ thể thực vật vì :

a) Thành tế bào thực vật rất bển vững

b) Không có thụ thể thích hợp

c) Kích thước virut thường lớn hơn

d) Bộ gen của virut thường là ARN mạch đơn rất dài 

Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố nào? Vì sao? 

Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh? 

Tại sao người ta nói hiện nay các bệnh truyền nhiễm khó có thể lây lan thành dịch lớn (trừ những bệnh dịch do virut gây ra)? 

Thế nào là miễn dịch? Các loại miễn dịch. Vai trò của miễn dịch? 

Thế nào là intefêron? Nêu tính chất và vai trò của intefêron? 

Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ :

a) Ánh sáng và CO2

b) Ánh sáng và chất hữu cơ

c) Chất vô cơ và CO2

d) Chất hữu cơ 

Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ:

a) Ánh sáng và CO2

b) Ánh sáng và chất hữu cơ

c) Chất vô cơ và CO2

d) Chất hữu cơ 

Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ :

a) Ánh sáng và CO2

b) Ánh sáng và chất hữu cơ

c) Chất vô cơ và CO2

d) Chất hữu cơ 

Vi sinh vật hoá dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ :

a) Ánh sáng và CO2

b) Ánh sáng và chất hữu cơ

c) Chất vô cơ và CO2

d) Chất hữu cơ 

Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn bắt đầu sinh trưởng ở pha nào?

a) Pha tiềm phát

b) Pha luỹ thừa

c) Pha cân bằng

d) Pha suy vong 

Trong nuôi cấy không liên tục vi khuẩn trao đổi chất diễn ra mạnh nhất ở pha nào?

a) Pha tiềm phát

b) Pha luỹ thừa

c) Pha cân bằng

d) Pha suy vong 

Trong nuôi cấy không liên tục tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn giảm dần ở pha nào?

a) Pha tiềm phát

b) Pha luỹ thừa

c) Pha cân bằng

d) Pha suy vong 

Trong nuôi cấy không liên tục số lượng tế bào vi khuẩn chết vượt số tế bào mới được tạo thành ở pha nào?

a) Pha tiềm phát

b) Pha luỹ thừa

c) Pha cân bằng

d) Pha suy vong 

Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn nào?

a) Giai đoạn hấp phụ

b) Giai đoạn xâm nhập

c) Giai đoạn tổng hợp

d) Giai đoạn lắp ráp

e) Giai đoạn phóng thích 

Sự hình thành ADN và prôtêin của phagơ diễn ra ở giai đoạn nào?

a) Giai đoạn hấp phụ

b) Giai đoạn xâm nhập

c) Giai đoạn tổng hợp

d) Giai đoạn lắp ráp

e) Giai đoạn phóng thích 

Bao đuôi của phagơ co lại đẩy bộ gen vào tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn nào?

a) Giai đoạn hấp phụ

b) Giai đoạn xâm nhập

c) Giai đoạn tổng hợp

d) Giai đoạn lắp ráp

e) Giai đoạn phóng thích 

ADN được prôtêin bao lại thành phagơ hoàn chỉnh diễn ra ở giai đoạn nào?

a) Giai đoạn hấp phụ

b) Giai đoạn xâm nhập

c) Giai đoạn tổng hợp

d) Giai đoạn lắp ráp

e) Giai đoạn phóng thích 

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK