Sinh học 10 Bài 29: Cấu trúc của các loại virut

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm virut:

a. Khái niệm virut

  • Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ.
  •  Đặc điểm cơ bản của virut:

    • Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.

    • Cấu tạo rất đơn giản, chỉ chứa một loại axit nuclêic là ADN hay ARN.

    • Kí sinh nội bào bắt buộc.

  • Ví dụ: hình ảnh virut H1N1 dưới kính hiển vi điện tử

Virut H1N1

b. Phân loại virut:

  • Dựa vào Axitnucleic: Virut được chia làm:
    • Virut ADN. VD: virut đậu mùa, virut viêm gan B, virut Hecpet...

    • Virut ARN. VD: virut cúm, virut viêm não Nhật Bản, HIV…

  • Dựa vào cấu trúc vỏ capsit: gồm virut có vỏ và virut không có vỏ.
  • Dựa vào hình dạng: gồm virut xoắn, virut khối, virut hỗn hợp.
  • Dựa vào vật chủ: virut động vật, thực vật và virut vi sinh vật.

1.2. Cấu tạo của virut

Cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần:

  • Lõi Axit nucleic:

    • Cấu tạo: Chỉ gồm 1 ADN hoặc 1 ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.

    • Chức năng: Hệ gen giúp virut nhân lên, tổng hợp thành phần cấu tạo đặc trưng của nó trong tế bào chủ.

  • Vỏ bọc prôtêin (capsit):

    • Cấu tạo từ các đơn vị prôtein gọi là capsôme.

    • Chức năng: Bảo vệ virut.

  • Một số virut có thêm vỏ ngoài.

    • Cấu tạo vỏ ngoài là lớp kép lipit và prôtêin.

    • Mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào.

    • Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.

Cấu tạo virut

1.3. Hình thái của virut

Dựa vào cách sắp xếp của các capsome người ta chia virut thành 3 dạng:

  • Cấu trúc xoắn: capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.

    • Có hình que, hình sợi, hình cầu…

    • VD: Virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại, virut cúm, sởi…

  • Cấu trúc khối: capsôme sắp xếp theo hình khối đa diệngồm 20 mặt tam giác đều

    • VD: Virut bại liệt

  • Cấu trúc hổn hợp: Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn.

    • VD: Phagơ

Các dạng hình thái của virut

Ví dụ:

So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn?

Gợi ý trả lời:

Tính chất Virut Vi khuẩn
Có cấu tạo tế bào Không 
Chỉ chứa ADN hoặc ARN Không
Chứa cả ADN và ARN Không
Chứa Riboxom Không 
Sinh sản độc lập Không

3. Luyện tập Bài 29 Sinh học 10

Sau khi học xong bài các em cần:

  • Nắm được đặc điểm hình thái và cấu tạo chung của virut.
  • Phân biệt được cấu trúc và hình thái của các loại virut.
  • Hiểu được tác hại của một số virut, giải thích được các hiện tượng trong đời sống.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 29 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 7 trang 182 SBT Sinh học 10

Bài tập 8 trang 182 SBT Sinh học 10

Bài tập 9 trang 182 SBT Sinh học 10

Bài tập 10 trang 183 SBT Sinh học 10

Bài tập 11 trang 183 SBT Sinh học 10

Bài tập 12 trang 183 SBT Sinh học 10

Bài tập 1 trang 146 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 2 trang 146 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 3 trang 146 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 4.1 trang 146 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 4.2 trang 146 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 4.3 trang 146 SGK Sinh học 10 NC

4. Hỏi đáp Bài 29 Chương 3 Sinh học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK