Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Tính chất vật lí

Chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (\(d = \frac{{26}}{{29}}\))

Thu khí Axetilen bằng cách đẩy nước

Hình 1: Thu khí Axetilen bằng cách đẩy nước

2.2. Công thức cấu tạo

  • Công thức cấu tạo của axetilen  H – C ≡ C – H
  • Viết gọn   CH ≡ CH
  • Trong phân tử C2H2 có liên kết ba (C ≡ C). Có 2 liên kết kém bền dễ đứt lần lược trong các phản ứng hoá học.

Công thức cấu tạo của axetilen

Hình 2: Công thức cấu tạo của axetilen

a) Dạng rỗng      b) Dạng đặc

2.3. Tính chất hóa học

2.3.1. Axetilen có cháy không?

  • Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm dưới đây:

Video 1: Axetilen cháy trong không khí

  • Hiện tượng: Đốt cháy khí thoát ra cho ngọn lửa có nhiều khói đen.
  • Giải thích: Khi cháy C2H2 tạo thành CO2 (nguyên nhân ngọn lửa có nhiều khói đen) và H2O. Phản ứng toả nhiệt.
  • Phương trình phản ứng: 2C2H2 + 5O2  4CO2 + 2H2

2.3.2. Axetilen có làm mất màu dung dịch nước Brom không?

  • Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm dưới đây:

Video 2: Axetilen tác dụng với dung dịch nước Brom

  • Hiện tượng: Dung dịch nước Brom bị mất màu
  • Giải thích:

C2H2 làm mất màu dd brôm

CH ≡ CH + Br – Br → Br – CH = CH – Br

Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể ccng tiếp với 1 phân tử Br2 nữa

Br – CH = CH – Br + Br – Br → Br2CH – CHBr2

Trong điều kiện thích hợp C2H2 cũng có phản ứng cộng với H2 và một số chất khác 

2.4. Ứng dụng

Nhiên liệu trong đèn xì oxi-axetilen, là nguyên liệu để sản xuất PVC, cao su, axit axêtic và nhiều hoá chất khác 

Ứng dụng của axetilen

Hình 3: Ứng dụng của axetilen

2.5. Điều chế

Điều chế và thu khí Axetilen trong phòng thí nghiệm

Hình 4: Điều chế và thu khí Axetilen trong phòng thí nghiệm

  • Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm dưới đây:

Video 3: Điều chế và thu khí axetilen

 

  • Cho CaC2 phản ứng với nước: CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
  • Phương pháp hiện đại là nhiệt phân CH4 ở nhiệt độ cao 

2.6. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài axetilen

Hình 5: Sơ đồ tư duy bài axetilen

Bài 1:

Hoàn thành bảng so sánh sau:

  Metan (CH4)

Etilen (C2H4)

Axetilen (C2H2)

Đặc điểm cấu tạo

     
Tính chất hóa học chung      
Tính chất hóa học riêng      

Hướng dẫn:

  Metan (CH4)

Etilen (C2H4)

Axetilen (C2H2)

Đặc điểm cấu tạo

Liên kết đơn

Một liên kết đôi

Một liên kết ba

Tính chất hóa học chung

Phản ứng cháy

Phản ứng cháy

Phản ứng cháy

Tính chất hóa học riêng

Phản ứng thế

Phản ứng cộng

(tác dụng với 1 phân tử Br2)

Phản ứng cộng

(tác dụng với 2 phân tử Br2)

4. Luyện tập Bài 38 Hóa học 9

Sau bài học cần nắm:

  • CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của axêtilen.
  • Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. Tính chất hoá học của C2H2: Phản ứng cộng với dd Br2, pứ cháy.
  • Axetylen được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp.

4.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 38.

Bài tập 3 trang 122 SGK Hóa học 9

Bài tập 4 trang 122 SGK Hóa học 9

Bài tập 5 trang 122 SGK Hóa học 9

Bài tập 38.1 trang 47 SBT Hóa học 9

Bài tập 38.2 trang 48 SBT Hóa học 9

Bài tập 38.3 trang 48 SBT Hóa học 9

Bài tập 38.4 trang 48 SBT Hóa học 9

Bài tập 38.5 trang 48 SBT Hóa học 9

Bài tập 38.6 trang 48 SBT Hóa học 9

Bài tập 38.7 trang 48 SBT Hóa học 9

Bài tập 38.8 trang 48 SBT Hóa học 9

Bài tập 38.9 trang 48 SBT Hóa học 9

5. Hỏi đáp về Bài 38 chương 4 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK