Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbonhidrat X thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước?
a) Tìm công thức đơn giản nhất của X, X thuộc loại cacbonhiđrat nào đã được học?
b) Đun 16,2 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu gam Ag? Giả sử hiệu suất của quá trình bằng 80%?
Câu a: Đối với bài toán đốt cháy hợp chất hữu cơ mà ở đây là cacbohidrat cho dữ kiện số mol CO2 và H2O ta tìm được tỉ lệ C : H : O suy được công thức phân tử của chất.
Câu b:
- Bước 1: Tính số mol Glucozơ.
- Bước 2: 1 mol Glucozơ tạo 2 mol Ag. Cùng hiệu suất phản ứng 80% ⇒ Khối lượng Ag
Câu a: Gọi công thức của X là CxHyOz
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{m_C} = \frac{{13,44.12}}{{22,4}} = 7,2\;(gam)\\
\;{m_H} = \frac{{9.2}}{{18}} = 1\;(gam)\\
{M_O} = 16,2 - 7,2 = 8\;(gam)\\
\Rightarrow x:y:z = \frac{{7,2}}{{12}}:\frac{1}{1}:\frac{8}{{16}}\\
= 0,6:1:0,5 = 6:10:5
\end{array}\)
Vậy CTPT của X là (C6H10O5), X là polisaccarit.
Câu b:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
1 mol n mol
\(\frac{16,2}{162n} \ mol\) a mol
⇒ a = 0,1 mol
C5H11O5CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.
Theo phương trình, ta có: nAg = 0,2 mol
Vì hiệu suất phản ứng bằng 80%
\(\Rightarrow m_{Ag} = \frac{0,2 . 108.80}{100}= 17,28 \ (gam).\)
-- Mod Hóa Học 12
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK