Các bội của 9 là:
A. -9; 9; 0; 23; -23;…;
B. 132; -132; 16;…;
C. -1; 1; 9; -9;…;
D. 0; 9; -9; 18; -18; ....
Tập hợp tất cả các bội của 7 lớn hơn -50 và nhỏ hơn 50 là:
A. {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; -7; -14; -21; -28; -35; -42; -49};
B. {7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; -7; -14; -21; -28; -35; -42; -49};
C. {0; 7; 14; 21;28; 35; 42; 49};
D. {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; -7; -14; -21; -28; -35; -42; -49; -56; ...}.
Cho các số sau: 10; 20; 25; 36; 45; 48. Trong các số trên, có mấy số là bội của 6?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4
Tìm ba bội của 5.
A. 3 bội của 5 là: 0; 10; 42;
B. 3 bội của 5 là: -15; 25; 65;
C. 3 bội của 5 là: 26; 5; 45;
D. 3 bội của 5 là: -20; -115; 98.
Tích bội nguyên dương nhỏ nhất và bội nguyên âm bé nhất lớn hơn -45 của 8 là?
A. 320;
B. -384;
C. -256;
D. -320.
Tập hợp các ước của 30 là:
A. {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30};
B. {-30; -15; -10; -6; -5; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30};
C. {-15; -10; -6; -5; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15};
D. {-30; -15; -10; -6; -5; -3; -2; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}.
Tập hợp các ước nhỏ hơn 9 của -18
A. {-18; -9; -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6};
B. {-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6};
C. {-9; -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6};
D. {-18; -9; -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6; 9}.
Tổng các ước có giá trị nhỏ hơn -10 hoặc lớn hơn 10 của 42 là:
A. 0;
B. 42;
C. 77;
D. 63.
Có bao nhiêu cặp số có tổng là 4 và hai số đó đều là ước của 21?
A. 2;
B. 3;
C. 1;
D. 0;
Có bao nhiêu cặp số (x; y) biết x, y là ước của 40 và x + y = 3?
A. 6;
B. 5;
C. 4;
D. 3.
Có bao nhiêu cặp số (x; y) biết x là ước của 10, y là bội dương nhỏ hơn 11 của 3 và x + y = 1?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 0.
Có bao nhiêu nguyên thỏa mãn 2 lần số đó không lớn hơn 200 và số đó là bội không âm của 50?
A. 1;
B. 3;
C. 4;
D. 2.
Có bao nhiêu số nguyên thỏa mãn 3 lần số đó không lớn hơn 20 và số đó là ước của 20?
A. 7;
B. 8;
C. 9;
D. 10.
Tập hợp ước chung lớn hơn -2 của 36 và 30:
A. {-1; 1; 2; 3};
B. {-1; 1; 2; 3; 6};
C. {1; 2; 3; 6};
D. {-1; 1; 2; 3; 6; 12}.
Có bao nhiêu số vừa là ước dương của 96 vừa là bội không âm nhỏ hơn 30 của 4?
A. 5;
B. 4;
C. 3;
D. 2.
Trong các số sau đây: -18; -16; -14; -12; -4; 0; 2; 4; 6; 8; 12; 18, có bao nhiêu số vừa là ước của 36, vừa là bội của 4?
A. 2;
B. 4;
C. 6;
D. 8.
Có bao nhiêu cặp số (x; y) biết x là ước của 12, y là ước của 42 sao cho x.y = 6
A. 8;
B. 7;
C. 6;
D. 5.
Tổng các số lớn hơn 0 vừa là bội của 5 vừa là ước của 60 là:
A. 80;
B. 140;
C. 70;
D. 60.
Tìm tập hợp các số nguyên x thỏa mãn 10 chia hết cho x.
A. {-10; -5; -1; 1; 2; 5; 10};
B. {-10; -5; -2; -1; 1; 2; 5; 10};
C. {-5; -2; -1; 1; 2; 5};
D. {1; 2; 5; 10}.
Số phần tử có giá trị nguyên của x thỏa mãn 15 chia hết cho x – 3.
A. 8;
B. 7;
C. 6;
D. 5.
Tập hợp các số nguyên x lớn hơn 10 nhỏ hơn 30 thỏa mãn x - 5 chia hết cho 4.
A. {13; 17; 21; 25; 29};
B. {13; 17; 21; 25};
C. {13; 21; 25; 29};
D. {13; 17; 21; 29}.
Tích các số nguyên x lớn hơn 2 nhỏ hơn 8 thỏa mãn 2x – 5 chia hết cho 3.
A. 4;
B. 7;
C. 14;
D. 28.
Tính tổng các giá trị nguyên của x thỏa mãn 3 chia hết cho x + 6.
A. -24;
B. -21;
C. -19;
D. -17.
Số các giá trị nguyên của x lớn hơn 0 và nhỏ hơn 10 thỏa mãn 3x – 5 chia hết cho 4.
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 0.
Tìm tập hợp các giá trị nguyên của x sao cho x + 2 chia hết cho x + 1.
A. {-2; 0};
B. {-2};
C. {0};
D. {\(\emptyset \)}
Số phần tử có giá trị nguyên của x thỏa mãn 2x + 2 chia hết cho 2x – 3.
A. 4;
B. 3;
C. 2;
D. 1.
Tính tổng số phần tử có giá trị nguyên của x thỏa mãn: 4x chia hết cho x + 1.
A. 4;
B. 3;
C. 2;
D. 1.
Tính tích các phần tử có giá trị nguyên của x thỏa mãn: 2x + 3 chia hết cho
x + 2.
A. 3;
B. -3;
C. -1;
D. 1.
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Copyright © 2021 HOCTAPSGK