Trang chủ Đề thi & kiểm tra Khác Câu hỏi trắc nghiệm Luật hình sự - Đề số 1

Câu hỏi trắc nghiệm Luật hình sự - Đề số 1

Câu hỏi 1 :

Người bắt, giữ hoặc giam người khác trái pháp luật mà có hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của nạn nhân thì bị xử lý hình sự như thế nào?

A. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

B. Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

C. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

D. Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Câu hỏi 2 :

Người thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo thì có thể bị áp dụng hình phạt nào sau đây theo Bộ luật hình sự năm 2015?

A. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

B. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

C. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

D. Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Câu hỏi 4 :

Trong hoạt động tố tụng, người sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc trường hợp nào sau đây?

A. Làm người bị bức cung chết.

B. Làm người bị bức cung tự sát.

C. Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

D. Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung.

Câu hỏi 5 :

Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với người phạm tội bức cung là gì?

A. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

B. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.

C. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

D. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.

Câu hỏi 6 :

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật được bảo đảm quyền lợi như thế nào?

A. Được bồi thường thiệt hại về vật chất.

B. Được bồi thường thiệt hại về tinh thần.

C. Được phục hồi danh dự.

D. Cả 03 đáp án trên.

Câu hỏi 7 :

Ông Nguyễn Văn Đ là đại biểu Hội đồng nhân dân phường, vì nghi ngờ cháu P đổ sơn vào cửa nhà mình, ông Đ đã bắt giữ cháu P và tra khảo nhằm buộc cháu phải nhận là đã đổ sơn vào nhà ông. Theo Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi của ông Đ đã có dấu hiệu của tội gì?

A. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật.

B. Tội vi phạm quy định về giam giữ.

C. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

D. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Câu hỏi 8 :

Để nhanh chóng phá án, Điều tra viên H đã đe dọa đánh để ép anh Đ phải khai nhận là đã sát hại nạn nhân. Theo Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi của Điều tra viên H đã có dấu hiệu của tội gì?

A. Tội bức cung.

B. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật.

C. Tội cưỡng ép người khác khai báo, cung cấp tài liệu.

D. Tội dùng nhục hình.

Câu hỏi 9 :

Hình phạt nào là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính:

A. Trục xuất

B. Phạt tiền và trục xuất

C. Quản chế

D. Phạt tiền

Câu hỏi 10 :

Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ thì thời gian đó là:

A. Không quá 02 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần

B. Không quá 02 giờ trong một ngày và không quá 02 ngày trong 01 tuần

C. Không quá 03 giờ trong một ngày và không quá 03 ngày trong 01 tuần

D. Không quá 03 giờ trong một ngày và không quá 03 ngày trong 01 tuần

Câu hỏi 11 :

Nhận định nào sau đây không có trong khái niệm về thời hiệu thi hành bản án:

A. Người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

B. Không áp dụng hình phạt.

C. Khi hết thời hạn luật định

D. Thời hạn do luật định.

Câu hỏi 12 :

Hình phạt nào không phải là hình phạt bổ sung áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

A. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định

B. Cấm huy động vốn

C. Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính

D. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Câu hỏi 13 :

Đối tượng nào sau đây không thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước:

A. Vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép

B. Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội

C. Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành

D. Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội

Câu hỏi 14 :

Nhận định nào sau đây là không đúng về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội:

A. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm trong BLHS hiện hành

B. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

C. Pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân

D. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 BLHS mới phải chịu trách nhiệm hình sự

Câu hỏi 15 :

Nhận định nào sau đây là không đúng về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

A. Một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 BLHS.

B. Những tình tiết đã được sử dụng làm tình tiết định tội, định khung giảm nhẹ hình phạt thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

C. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết có trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ.

D. Ngoài những tình tiết nêu tại khoản 1 Điều 51 BLHS, tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

Câu hỏi 16 :

Nhận định nào sau đây là đúng về các tình tiết giảm nhẹ làm căn cứ cho hưởng án treo:

A. Có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên trong đó có ít nhất 1 tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS.

B. Chỉ những tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS mới được sử dụng làm căn cứ cho hưởng án treo.

C. Chỉ những tình tiết giảm nhẹ do tòa án xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS mới được sử dụng làm căn cứ cho hưởng án treo.

D. Chỉ cần có 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trở lên không quan trọng những tình tiết này được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS hay quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS.

Câu hỏi 17 :

Hình phạt nào là hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội:

A. Cấm cư trú

B. Cảnh cáo

C. Quản chế

D. Tịch thu tài sản

Câu hỏi 18 :

Nhận định nào sau đây là không đúng về các biện pháp tư pháp:

A. Các biện pháp tư pháp có mục đích trừng trị và mục đích phòng ngừa.

B. Các biện pháp tư pháp không để lại án tích cho người, pháp nhân thương mại bị áp dụng.

C. Các biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế hình sự do Viện Kiểm Sát, Tòa Án quyết định.

D. Các biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS.

Câu hỏi 19 :

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm:

A. Bị phát hiện

B. Được thực hiện

C. Hoàn thành

D. Kết thúc

Câu hỏi 20 :

Khẳng định nào là sai?

A. Người phạm tội nghiêm trọng có thể được hưởng án treo.

B. Không cho người phạm tội được hưởng án treo, nếu mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đã phạm là trên 3 năm tù.

C. Người phạm tội được hưởng án treo nếu hình phạt đã tuyên đối với người ấy là không quá 3 năm tù.

D. Không cho người phạm tội được hưởng án treo, nếu người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

Câu hỏi 21 :

Nhận định nào không đúng về miễn trách nhiệm hình sự?

A. Miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp người phạm tội không bị áp dụng hình phạt

B. Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải gánh chịu hậu quả pháp lý hình sự về tội phạm mà người này đã thực hiện

C. Hành vi của người được miễn trách nhiệm hình sự đã cấu thành tội phạm

D. Điều 29 BLHS quy định các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự bắt buộc và tuỳ nghi

Câu hỏi 22 :

Nhận định nào sau đây là không đúng về hình phạt cấm cư trú:

A. Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định

B. Cấm cư trú là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội, khi không áp dụng là hình phạt chính

C. Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù

D. Cấm cư trú là hình phạt bổ sung đối với người phạm tội

Câu hỏi 23 :

Nhận định nào dưới đây về luật hình sự không đúng?

A. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

C. Xác định các hành vi vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật

D. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy

Câu hỏi 24 :

Bộ luật hình sự không có hiệu lực 2015 chỉ có hiệu lực đối với đối tượng nào?

A. Người nước ngoài không cư trú ở Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ lãnh thổ Việt Nam

B. Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam

D. Cả a, b, c sai

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK