UBND HUYỆN KRÔNG BUK | KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM LỚP 9 |
Câu 1: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi?
A. Khối lượng và trọng lượng. B. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
C. Thể tích và nhiệt độ. D. Nhiệt năng.
Câu 2: Công thức nào là công thức tính áp suất chất lỏng?
A. p=d.h B. p=F/S C. S= v. t D. A = F.s
Câu 3: Cho hai điện trở R1=15Ω, chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A; Hiệu điện thế tối đa đặt vào 2 đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:
A. 40V B. 10V C. 30V D. 25V
Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử
A. Chuyển động hỗn độn không ngừng B. Lúc chuyển động, lúc đứng yên
C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao
Câu 5: Đun cùng một lượng nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đồng trong cùng điều kiện. Nước trong ấm nào mau sôi hơn?
A. Ấm nhôm B. Ấm đồng C. Không so sánh được D. Cả hai cùng sôi một lượt
Câu 6: Vật chịu tác dụng của hai lực. Cặp lực nào sau đây làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
A. Hai lưc cùng cường độ, cùng phương
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ và cùng chiều.
D. Hai lực cùng đặt lên vật đó, cùng phương, cùng cường độ và ngược chiều
Câu 7: Con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200 N. Công suất của ngựa là:
A. P = 1500 W. B. P = 1000W. C. P = 500 W. D. P = 250 W.
Câu 8: Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp có thể tích:
A. bằng 100 cm3 B. lớn hơn 100 cm3
C. nhỏ hơn 100 cm3 D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm3
Câu 9: Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường
B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày
C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay dãn
D. Lực xuất hiện giữa dây cualoa với bánh xe truyền chuyển động
Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp suất lên mặt sàn là lớn nhất?
A. Người đứng cả hai chân B. Người đứng co một chân
C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống D. Người đó nằm xuống mặt sàn
Câu 11: Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn, công thức nào là sai?
A. I = U/R. B. R = U/I. C. I = U.R D. U = I.R
Câu 12: Cọ xát thìa nhôm vào mặt bàn nhám. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Thìa nhôm đã thực hiện công làm tăng nhiệt năng của vật
B. Thìa nhôm đã được truyền nhiệt
C. Thìa nhôm đã nhận nhiệt lượng
D. Thìa nhôm có nhiệt năng tăng lên
Câu 13: Đơn vị của năng lượng là:
A. J. B. N. C. N/m. D. m /N.
Câu 14: Người lái đò ngồi trên thuyền trôi theo dòng nước. Trong các mô tả sau đây câu nào đúng?
A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước
B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông
D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền
Câu 15: Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng của nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Sự khuếch tán của giọt mực vào nước.
B. Đường tự tan vào nước.
C. Nước hoa lan tỏa trong phòng.
D. Sự tạo thành gió.
Câu 16: Trong mạch gồm các điện trở R1 = R2 = R3 = 6Ω mắc song song. Điện trở tương đương của mạch là:
A. 0,5Ω B. 2Ω C. 9Ω D. 18Ω
Câu 17: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6A, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
A. I = 1,8A. B. I = 1,2A. C. I = 3,6A. D. Một kết quả khác.
Câu 18: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A. khối lượng của vật
B. trọng lượng của vật
C. cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật
D. nhiệt độ của vật
Câu 19: Trong mạch gồm các điện trở R1 = 6Ω, R2 = 12Ω mắc song song. Điện trở tương đương của mạch là:
A. 4Ω B. 6Ω C. 9Ω D. 18Ω
Câu 20: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 2A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 12V. Muốn dòng điện chạy qua nó tăng thêm 0,5A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?
A. 15V. B. 1,5V. C. 150V. D. Một đáp án khác.
Câu 21: Nhiệt truyền từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò chủ yếu bằng hình thức:
A. Dẫn nhiệt B. Đôí lưu C. Dẫn nhiệt và đối lưu D. Bức xạ nhiệt
Câu 22: Trong đoạn mạch gồm các điện trở R1 = 3Ω, R2 = 9Ω mắc nối tiếp. Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
A. 9Ω B. 12Ω C. 16Ω D. 14Ω
Câu 23: Càng lên cao thì áp suất khí quyển:
A. Càng tăng B. Càng giảm C. Không thay đổi D. Có thể tăng, có thể giảm
Câu 24: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật có cả động năng, thế năng?
A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống.
B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
Câu 25: Nhiệt lượng của vật cần thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đúng.
A. Chỉ phụ thuộc vào khối lượng
B. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ
C. Phụ thuộc vào nhiệt độ, bản chất cấu tạo nên vật
D. Phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật
Câu 26: Khi vật chìm trong chất lỏng thì lực đẩy acsimet tác dụng lên vật có cường độ bằng:
A. Trọng lượng của phần vật chìm trong nước.
B. Khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
C. Bằng tích trọng lượng riêng của chất lỏng với phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chổ
D. Một đáp án khác
Câu 27: Nhiệt độ của vật không ảnh hưởng đến đại lượng nào sau đây?
A. Thể tích của vật
B. Vận tốc của vật
C. Khoảng cách giữa các nguyên tử(phân tử) cạnh nhau cấu tạo nên vật
D. Vận tốc trung bình của nguyên tử (phân tử) cạnh nhau cấu tạo nên vật
Câu 28: Một bóng đèn khi sáng bình thường thì dòng điện qua nó là 0,2A và hiệu điện thế là 3,6V. Điện trở của bóng đèn khi sáng bình thường là bao nhiêu?
A. R = 16Ω. B. R = 18Ω. C. R = 20Ω. D. R = 30Ω.
Câu 29: Trong đoạn mạch gồm các điện trở R1 = 2Ω và R2 = 4Ω được mắc vào một mạng điện hiệu điện thế 12V, dùng ampe kế đo được cường độ dòng điện qua R1 là 2A; Hai điện trở đó mắc:
A. song song B. nối tiếp C. mắc được cả hai cách. D. không mắc được cách nào.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai?
A. nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các nguyên tử( phân tử) cấu tạo nên vật.
B. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
C. Nhiệt năng của hai vật bằng nhau thì hai vật có cùng nhiệt độ.
D. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.