Bảng công thức kinh tế vi mô là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các bạn học sinh, sinh viên nắm được cách tính một số công thức trong kinh tế vi mô.
Công thức kinh tế vi mô bao gồm các công thức tính hàm số cầu, hàm số cung, độ co giãn của cầu theo giá, độ co giãn của cầu theo giá chéo, độ co giãn của cầu theo thu nhập, độ co giãn của cung theo giá, tổng hữu dụng. Vậy sau đây là trọn bộ công thức kinh tế vi mô, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Tổng hợp công thức kinh tế vi mô
- P: giá của sản phẩm -> PE: Giá cân bằng thị trường
- I: thu nhập
- Q: lượng
- D: cầu về hàng hoá -> QD: Lượng cầu
- QD = -aP + b (a > 0) hay PD = -cQ + d (c > 0)
- S: cung về hàng hoá -> Qs: Lượng cung
- Qs = cP + d (c > 0) hay Ps = aQ + b (a > 0)
- ∆P/ ∆Q: hệ số góc
- Cân bằng thị trường QD = Qs, PD = Ps
- CS: thặng dư của người tiêu dùng
- PS: thặng dư của người sản xuất
- PC: giá trần
- PS: giá sàn
- tD: là mức thuế người tiêu dung gánh chịu trên một sản phẩm -> tD = PD1 – Po ( PD1: giá người mua trả sau thuế, Po: giá thị trường cũ)
- TD: tổng thuế người tiêu dung gánh chịu -> TD = tD.Q1
- tS: là mức thuế người sản xuất gánh chịu -> tS = Po - PS1
- TS: tổng thuế người sản xuất gánh chịu -> TS = tS.Q1
- t: thuế chính phủ nhận được trên một sản phẩm -> t = tD + tS
- T: tổng thuế chính phủ nhận được -> T = t . Q1
- TR: tổng doanh thu của DN -> TR = P.Q
- AR: doanh thu bình quân của doanh nghiệp -> AR = TR/Q = P
- MR: doanh thu tăng thêm của DN (doanh thu biên) -> M R= ∆TR/ ∆Q = (TR)'Q = P
- TC: tổng phí của doanh nghiệp -> TC = VC + FC
- FC: định phí (chi phí cố định)
- VC: biến phí (chi phí thay đổi đồng biến với sản lượng)
- AFC: chi phí cố định bình quân -> AFC = FC/Q
- AVC: chi phí biến đổi bình quân -> AVC = VC/Q
- AC: chi phí bình quân -> AC = TC/Q = AVC = AFC
- MC: chi phí biên -> MC = ∆TC/∆Q = (TC)'Q = ∆VC/∆Q = (VC)'Q
- Πmax: lợi nhuận tối đa -> Πmax = MR= MC
- £: hệ số sức mạnh cạnh tranh của DN (0 < £ < 1) -> £ = P - MC/P