Văn bản Muối của rừng được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn. Tài liệu Soạn văn 11: Muối của rừng, được Download.vn giới thiệu với những kiến thức vô cùng hữu ích.
Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải ngay sau đây.
Soạn văn 11: Muối của rừng
Soạn bài Muối của rừng
Trước khi đọc
Nhan đề của truyện ngắn gợi cho bạn những liên tưởng gì?
Gợi ý:
Nhân đề của truyện ngắn gợi liên tưởng về không gian trong truyện: bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng.
Đọc văn bản
Câu 1. Vì sao ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn?
Ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn vì chứng kiến cảnh con khỉ rơi xuống vực. Từ dưới sâu hun hút vang lên tiếng rú thê thảm của con khỉ nhỏ. Trong kí ức của ông chưa có tiếng rú nào kinh hoàng như vậy.
Câu 2. Bạn đoán xem liệu ông Diểu có cứu được khỉ đực không?
Dự đoán: Ông Diểu sẽ cứu được khỉ đực.
Câu 3. Hành động này của ông Diểu có gây bất ngờ cho bạn không?
Hành động có/không gây bất ngờ.
Câu 4. Kết truyện gợi cho bạn suy nghĩ về ý nghĩa của nhan đề truyện?
Kết truyện đã giải thích cho nhan đề “Muối của rừng”. Ông Diểu bắt gặp loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người ta gọi loài hoa này là muối của rừng, khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phon túc.
Sau khi đọc
Câu 1. Hãy liệt kê các sự kiện chính của câu chuyện và cho biết:
a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ ngoại hình, hành động hay nội tâm; qua cái nhìn của ai, ngôi kể nào?
b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy tạo ưu thế gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
Gợi ý:
- Các sự kiện chính:
- Mùa xuân, ông Diểu đi săn, bắn hạ khỉ đực.
- Khỉ đực bị thương, khỉ cái chạy đến cứu.
- Khỉ con chạy đến cướp súng của ông Diểu, rơi xuống vực.
- Ông Diểu vác khỉ đực về.
- Ông Diểu động lòng, băng bó vết thương cho khỉ đực và thả nó.
- Ông Diểu trở về, bắt gặp muối của rừng.
- Trả lời:
a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu qua hành động hay nội tâm, qua cái nhìn của người kể chuyện, ngôi kể thứ ba.
b. Các kể thể hiện được tính khách quan, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện.
Câu 2. Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy điểm gì đặc biệt trong mối quan hệ giữa các thành viên của gia đình khỉ? Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện nét tính cách nào của nhân vật ông Diểu?
- Mối quan hệ khăng khít, gắn bó của các thành viên trong gia đình.
- Ban đầu, ông Diểu nhìn nhận cách cư xử của gia đình khỉ còn mang tính áp đặt, chủ quan. Hành động của khỉ cái là đạo đức giả, giả dối và đáng căm ghét. Sau đó, ông kinh hoàng và hối hận khi khỉ con rơi xuống vực, ông băng bó vết thương cho khỉ đực động lòng trắc ẩn trước khỉ cái, và thả khỉ đực về. Sự thay đổi thái độ đối với bầy khỉ thể hiện tính cách: giàu lòng trắc ẩn, yêu thương.
Câu 3. Đọc kĩ đoạn “Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ… lừa ông sao được?”, liệt kê các câu văn trong đoạn vào bảng sau và nhận xét về sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật (làm vào vở):
Lời người kể chuyện | - “Sự hỗn loạn của cả đàn khí khiến cho ông Diểu sợ hãi… làm xong việc nặng”. - Ông Diểu rên lên khe khẽ. | |
Lời nhân vật | Đối thoại | Chạy đi! |
Độc thoại | “Hành động hy sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét… lừa ông sao được?” |
Câu 4. Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu và chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết nào?
- “Muối của rừng” là hình ảnh hoa tử huyền 30 năm mới nở một lần, biểu tượng cho sự ấm no, hạnh phúc.
- Trong tác phẩm, “muối ở rừng” có thể là khi ông Diểu “cay cay sống mũi” nhận thức “một nỗi buồn tê tái đến tận đáy lòng” khi ông hiểu ra “hóa ra ở đời trách nhiệm đè lên từng sinh vật quả thật nặng nề”...
=> “Muối của rừng” chính là kết tinh của quá trình đấu tranh cái thiện chiến thắng cái ác trong bất kì hành trình nào, tình huống nào.
Câu 5. Theo bạn, truyện ngắn “Muối của rừng” hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện hay cách kể chuyện? Vì sao?
Câu chuyện có kết cấu đơn giản là cuộc đối đầu của người và khỉ. Ông Diểu đại diện cho thế giới văn minh, trang bị đầy đủ thì vợ chồng khỉ đại diện cho thiên nhiên. Câu chuyện hấp dẫn ở chỗ ít nhân vật, tưởng chừng đơn giản nhưng lại là quá trình biến đổi tính cách, con người ông Diểu từ ý định phá hủy thiên nhiên đến cứu rỗi, quay trở về với thiên nhiên.
Câu 6. Theo bạn, cách quan sát và thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp, 1986), Chiều sương (Bùi Hiển, 1941) có những điểm tương đồng, khác biệt nào? Từ thời điểm sáng tác, bối cảnh văn hóa - xã hội của mỗi truyện, hãy lí giải sự tương đồng và khác biệt ấy?
- Tương đồng: nói về mối quan hệ con người với tự nhiên.
- Khác biệt:
- Muối của rừng: đối tượng là rừng núi; con người chủ động tấn công tự nhiên; xem tự nhiên là thú vui ban đầu áp đặt suy nghĩ lên tự nhiên, sau đó được cảm hóa và quay về bản chất lương thiện hòa hợp.
- Chiều sương: đối tượng là biển cả; thiên nhiên tấn công con người; xem tự nhiên là nguồn sống, từ sợ sệt đến chai lì, quen thuộc.