Nêu những tiền đề chung của các cuộc cách mạng tư sản?
Tiền đề của cách mạng tư sản
-Tiền đề kinh tế: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trước cách mạng biểu hiện qua:
- Sự xuất hiện kinh tế TBCN trong nông nghiệp với hiện tượng rào đất để kinh doanh len dạ và góp phần tích lũy tư bản nguyên thủy.
- Sự phát triển thủ công nghiệp tư bản chủ nghĩa với sự xuất hiện các công trường thủ công; Công nghiệp len dạ, khơi mỏ, đóng tàu, đồ gốm, kim khí đều có sự phát triển vượt => Hình thành các công ty buôn bán với nước ngoài.
-Tiền đề chính trị: Sự phân hóa giai cấp quý tộc, phong kiến đã đưa đến sự ra đời tầng lớp quý tộc mới. Do muốn thoát khởi sự ràng buộc của chế độ phong kiến, tầng lớp tư sản và quý tộc mới đã liên minh với nhân dân, thành lập 1 mặt trận đông đảo.
=> Yêu cầu tất yếu của xã hội lúc bấy giờ là thủ tiêu chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển và giải quyết vấn đề nông dân.
- Tiền đề tư tưởng: Cuộc đấu tranh giữa 2 tôn giáo, trong đó, giai cấp tư sản sử dụng ngọn cờ Thanh giáo là ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại tôn giáo.
*CNTB: Công nghệ tư bản
1. Về kinh tế
- Giai đoạn hậu kì trung đại, các ngành kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.
- Thủ công nghiệp:
+ Các công trường thủ công ra đời với các nghề phổ biến như len, dạ, đóng tàu, khai thác mỏ, luyện kim,…
+ Nhiều trung tâm công thương nghiệp, tài chính xuất hiện như: An-véc-pen, Luân Đôn,…
+ Kinh tế nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, các lãnh chúa phong kiến chuyển sang kinh doanh hoặc cho thuê.
=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần được hình thành ở Tây Âu và Bắc Mĩ từ cuối thời trung đại.
2. Về chính trị, xã hội
a, Chính trị:
+ Vào hậu kì trung đại, chế độ phong kiến ở Tây Âu rơi vào khủng hoảng sâu sắc.
+ Tình hình chính trị rối ren với các vấn đề khủng hoảng về tài chính, xung đột trong nghị viên hoặc mâu thuẫn của chế độ ba đẳng cấp.
b, Xã hội:
+ Xuất hiện các giai tầng mới, đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Một bộ phận giai cấp quý tộc phong kiến phân hóa thành quý tộc mới, tiêu biểu như Anh.
+ Giai cấp tư sản có thực lực, đầy tiềm năng ra đời.
+ Giai cấp chủ nô giàu có được hình thành ở miền Nam (Bắc Mỹ).
+ Giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp bình dân thành thị, tầng lớp tiểu tư sản bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa.
c) Về tư tưởng
- Tư tưởng tư sản dần được hình thành và được biểu hiện trên các mặt khác nhau.
+ Phong trào Cải cách tôn giáo đã cho ra đời những giáo phái mới phù hợp với giai cấp tư sản như Tân giáo, Thanh giáo,…
+ Ở Pháp, xuất hiện trào lưu tư tưởng “Triết học Ánh sáng” với những cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực như Triết học, Sử học, Văn học,…
=> Thời đại mới về sự giải phóng con người, thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng hoặc nêu cao tinh thần đân tộc đối với những nước bị lệ thuộc.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK