Viết dàn ý phân tích nhân vật cậu bé Hồng trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng.
YC: ít nhất 3 lí lẽ,dàn ý đầy đủ,bằng chứng rõ ràng.
Nhanh,hay mình vote 5* và ctlhn cho.
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu về tác giả: Nguyên Hồng (1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Các tác phẩm chính của ông là Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938), Những ngày thơ ấu (hồi ký, 1938), Trời xanh (tập thơ, 1960).
- Giới thiệu về tác phẩm: Những ngày thơ ấu là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật Hồng: Trong văn bản Trong lòng mẹ, nhân vật Hồng là người có hoàn cảnh đáng thương tội nghiệp nhưng có tình yêu thương mẹ sâu sắc.
II. THÂN BÀI
1. Hoàn cảnh đáng thương tội nghiệp của Hồng
- Hoàn cảnh đáng thương của Hồng không phải là sự đói nghèo mà đến từ sự thiếu thốn tình yêu thương.
- Hoàn cảnh gia Cha mất vì thuốc phiện, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực, cậu phải sống trong tình cảnh thiếu thốn tình yêu thương và sự ghẻ lạnh của gia đình bên nội.
- Người điển hình nhất cho sự độc ác và cạn tình cạn nghĩa với cậu đó chính là người cô. Người cô độc ác là đại diện cho những hủ tục phong kiến và gia đình nhà nội ghẻ lạnh mẹ con Hồng, đã thường xuyên dùng những lời lẽ để làm Hồng tổn thương cũng như làm hình ảnh mẹ xấu đi trong mắt Hồng.
- Khi được người cô hỏi rằng có mong muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không thì Hồng đã trả lời là không và khẳng định là cuối năm kiểu gì mẹ cũng sẽ về vì Hồng đặt niềm tin vô điều kiện vào mẹ, dù cậu luôn sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình yêu thương của mẹ.
- Sau đó, người cô tiếp tục công kích với mong muốn làm tổn thương tình yêu thương mẹ của cậu và tâm hồn mỏng manh của Hồng. Người cô tiếp tục nói về hoàn cảnh khó khăn của mẹ và nhấn mạnh hai chữ "có con" với mục đích làm Hồng tổn thương và căm ghét mẹ
2. Tình yêu thương mẹ của Hồng
a. Trong cuộc trò chuyện với người cô
- Tình yêu thương dành cho mẹ của Hồng đã được thể hiện vô cùng sâu sắc và sinh động thông qua cuộc nói chuyện với người cô và cuộc hội ngộ đoàn tụ với mẹ.
- Hồng đặt niềm tin vô điều kiện vào mẹ, dù cậu luôn sống trong hoàn cảnh thiếu thốn tình yêu thương của mẹ.
- Dù người cô tiếp tục công kích với mong muốn làm tổn thương tình yêu thương mẹ của cậu và làm Hồng tổn thương và căm ghét mẹ, tình yêu thương mẹ của Hồng đã khiến cho mục đích của người cô không thể thực hiện.
- Dù cho đau đớn, dù cho nước mắt đã ứa ra ào ạt và cảm thấy đau xót, Hồng chỉ cảm thấy đau xót cho mẹ và cho hoàn cảnh của mình mà thôi. Cậu không hề trách mẹ mà chỉ cảm thấy căm phẫn vì những lễ giáo phong kiến đã đẩy mẹ mình phải đi tha hương cầu thực.
- Tình yêu thương mẹ của cậu tiếp tục được thể hiện khi cậu ước những lễ giáo phong kiến làm khổ mẹ trở thành những thứ hữu hình để có thể gặm, cắn nát thì thôi. Đó là tình mẫu tử cảm động, giản dị và sâu sắc đến nhường nào.
b. Khi gặp lại mẹ
- Tình yêu thương dành cho mẹ của Hồng tiếp tục được thể hiện vô cùng xúc động và mãnh liệt khi cậu gặp lại mẹ. Chỉ cần nhìn thấy một người có bóng hình gần giống mẹ thôi, cậu đã chạy theo gọi bối rối.
- Tình cảm dành cho mẹ tha thiết của trẻ thơ vụng về lúc nào cũng thường trực ở trong cậu. Hình ảnh so sánh đầy xúc động và xót xa "như ảo ảnh hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành giữa sa mạc" cho thấy sự khát khao tình yêu thương mẹ của cậu lớn đến nhường nào.
- Khi được ngồi lại vào lòng mẹ, cảm giác ấm áp tình yêu thương lại được ùa về và những giọt nước mắt hạnh phúc, tủi thân xen lẫn của cậu rơi xuống. Và trong cuộc hội ngộ hạnh phúc ấy đã giúp cậu quên đi hết những sự ác độc của người cô.
III. KẾT BÀI
Tóm lại, Hồng là người có hoàn cảnh đáng thương, thế nhưng tình yêu thương dành cho mẹ của Hồng đã được thể hiện chân thực và sinh động qua cuộc nói chuyện với người cô và trong cuộc đoàn tụ với mẹ.
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2021 HOCTAPSGK