Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Phân Tích vẻ đẹp trữ tình và hình tượng Người...

Phân Tích vẻ đẹp trữ tình và hình tượng Người lái đò sông Đà giúp mình với nhé câu hỏi 6500939

Câu hỏi :

Phân Tích vẻ đẹp trữ tình và hình tượng Người lái đò sông Đà giúp mình với nhé

Lời giải 1 :

* Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà

- Sinh thời Nguyễn Tuân rất tâm đắc với ý tưởng nghệ thuật của M.Groki: Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật. Một người như ông không có cái khuôn khổ vô hình nào câu thúc nỗi khát vọng thiên lương, khát vọng dùng văn chương để thưởng ngoạn thì con SĐ kia không chỉ hung bạo mà rất đỗi trữ tình, thơ mộng.

* Trữ tình, thơ mộng của sông Đà qua dáng vẻ

- Nếu như trên thượng nguồn, con sông Đà hung bạo, cuồng nộ bao nhiêu thì đến khúc sông hạ lưu sông Đà lại trở nên dịu dàng, thơ mộng bấy nhiêu. Sinh thể Đà giang giờ chợt rùng mình thoát xác, trở thành một dòng sông-thiếu nữ, dòng sông trữ tình. Đó là 1 khoảng vọng mĩ nhân muôn kiếp đa tình trong đôi mắt và tâm hồn thi nhân muôn thưở.

- Dáng vẻ sông Đà nhìn từ trên cao, từ xa: Dòng sông Đà không chỉ có những “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế manh trên sông đá” mà nó còn là bức tranh thủy mặc vương vấn lòng người. Từ trên tàu bay nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo...núi Mèo đốt nương xuân".

+ Con sông Đà tuôn chảy trong 1 không gian, tự nó như muốn khoe dáng hình kiều diễm như 1 mĩ nhân. Vẻ đẹp của dòng sông-thiếu nữ làm xiêu lòng người nghệ sĩ. Dòng sông như 1 bức tranh thủy mạc, đoạn văn như 1 bản nhạc.

+ Những câu văn của Nguyễn Tuân co duỗi nhịp nhàng, âm điệu uyển chuyển, hình ảnh hết sức thơ mộng, mơ màng. Nguyễn Tuân lồng cảnh vào cảnh, tình vào tình để thú nhận với chính mình về nỗi say đắm “phải lòng” trước vẻ duyên dáng, tuyệt mĩ của sông nước Đà giang và mây trời Tây Bắc như 1 dải lụa mềm khoác trên bờ vai, vương vấn trên “áng mun dài ngàn ngàn vạn sải”. Nước của sông Đà thay đổi biến ảo theo mùa trong năm:

+ Mùa xuân: “Dòng xanh màu ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô”.

+ Mùa thu: Nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở 1 người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu v e^ prime prime Nguyễn Tuân chắc phải rất kì công quan sát để rồi miêu tả màu sắc biến ảo của sông Đà đẹp và tinh tế đến như vậy. Với Nguyễn Tuân thì sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, một vẻ quyến rũ và tình tứ mà không một dòng sông nào có được.

- Cảnh đôi bờ sông Đà:

+ “Cảnh ven bờ sông Đà lặng tờ. Hình như từ đời Lí, đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Sông Đà không chỉ an yên, bình lặng trong hiện tại mà chắc có lẽ cũng bình lặng, ban sơ từ trong quá khứ.

+ Hai bên bờ sông Đà có nương ngô mới nhú mấy lá ngô non đầu mùa; có gianh đang ra nõn búp; một đàn hươu đang ngồn búp có gianh đẫm sương đêm; những con cá dầm xanh quẩy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.

+ “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như 1 nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Đây là vẻ đẹp quá khứ xa xăm, cổ kính nhuốm màu huyền thoại của sông Đà.

→ Sự hung hăng, cuồng nộ của sông Đà trên thượng nguồn là 1 nguồn sinh bồng bột, dồi dào, để nuôi dưỡng, bồi đắp cho sự trù phú, yên bình, thơ mộng và sự sống non trẻ nơi hạ lưu hai bên bờ. Sự sống của sông Đà nơi đây đang ngồn ngộn, tươi rói, trẻ trung, đang ẩn ấp, ngầm sinh sôi, chuyển động, kết giao... để tạo nên một diện mạo mới của con sông

* Đà nơi hạ lưu này. Trữ tình, thơ mộng của sông Đà qua tâm hồn

Nhắc tới Nguyễn Tuân thì người ta thường nghĩ tới 1 chữ “ngông” tài hoa, uyên bác. Ông luôn tìm tòi trong cuộc sống muôn màu những điều bất ngờ, mãnh liệt. Ông đi nhiều nơi để “tìm thực phẩm cho tâm hồn, thay thực đơn cho các giác quan” và Nguyễn Tuân đã đến với Tây Bắc, với sông Đà. Bằng tài năng và sự tài hoa, đa tình, đa cảm đã dẫn dắt người nghệ sĩ Nguyễn Tuân về với những khoảng lặng em của dòng Đà giang thời tiền sử.

- Đã có lần Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một cổ nhân. Sông Đà trở thành tri âm, tri kỉ, muôn đời với nhà văn. Từ góc độ này, Nguyễn Tuân không chỉ nhìn sông Đà giống 1 con người nữa mà sông Đà đã mang diện mạo của 1 thi sĩ đa tài, đa tình, không còn chút tâm địa độc ác nào mà chỉ thấy mối giao hòa thân ái giữa dòng sông với con người trong cảm thức của người cố nhân.

- Khi đi rừng lâu ngày gặp lại sông Đà thì: “Chao ôi, trong con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Sông Đà như 1 con người và hơn thế là 1 người nghệ sĩ tài hoa, 1 cố nhân lâu ngày gặp lại. Ba từ “nắng giòn tan” đã viết ra rồi thì không thể nào đúng hơn, hay hơn không thể nào đổi khác. (Đỗ Kim Hồi).

- Gặp lại sông Đà thì nó "Đầm đầm, ấm ấm như gặp lại cố nhân...”. Đây là cái đầm đầm, ấm ấm của niềm vui, sự tương phùng giữa 2 người bạn cố nhân của cái nắng mùa xuân trên dòng sông xuân, lâu ngày gặp lại nó dư sức làm thấm thía thêm niềm hạnh phúc được sống trên mặt đất này.

- Ở hạ lưu dòng sông Đà quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc.

- Nguyễn Tuân đã dành nhiều câu chữ đầy ắp cảm xúc để tái hiện lên dòng sông Đà trữ tình, thơ mộng bằng ngôn ngữ đầy chất thơ, vận dụng vốn hiểu biết về thi ca, hội họa, điện ảnh... để vẽ lên hình hài, tính cách dòng sông ấy. Có 1 nhà phê bình đã viết: Nguyễn Tuân đã đề thơ trên sóng nước mới có 1 cô gái mĩ miều, duyên dáng trong ý nghĩ của mọi người như thế.

→ Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình yêu thiết tha thiên nhiên đất nước. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông, một ngọn thác, một dòng chảy đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có-Nguyễn Tuân xứng đáng là một cây bút tài hoa bậc nhất của nền văn học Việt Nam.

2. Hình tượng ông lái đò

- Nếu như tài năng và tình yêu của Nguyễn Tuân đã tạo nên 1 dòng Đà giang như 1 sinh thể có hồn, tài hoa, tiềm ẩn thì dưới con mắt của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân-người lái đò đã trở thành một người nghệ sĩ trên sông nước mà “tay lái ra hoa”. Qua hình tượng ông lái đò thể hiện 1 cái nhìn, một sự khám phá mới của Nguyễn Tuân về những con người lao động bình thường nhưng rất tài hoa-nghệ sĩ. Đó cũng chính là phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân-người được mệnh danh “một định nghĩa về người nghệ sĩ”. (Nguyễn Minh Châu).

a. Lai lịch và ngoại hình ông lái đò sông Đà

- Lai lịch: Ông không có tên, chỉ biết là người Lai Châu, đã ngoài 70 tuổi, đã dành 1 phần lớn đời mình làm nghề lái đò dọc trên sông Đà. Trên sông Đà, ông xuôi ngược hơn 100 lần, chín tay giữ lái độ 60 lần. - Ngoại hình: Bằng hệ thống ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, bằng lối so sánh độc đáo gợi cảm, trước hết Nguyễn Tuân đã làm sống dậy trước mắt người đọc hình ảnh một ông lái đò có ngoại hình đặc biệt ấn tượng:

+ Người ta nói rằng làm cái nghề lái đò trên sông hiểm ác lắm thác nhiều ghềnh này tổn thọ lắm. Nhưng ông lái đò của Nguyễn Tuân đã cải chính một cách hùng hồn cái điều ấy bằng hình ảnh một con người đã gần bảy mươi tuổi, cái đầu bạc nhưng còn “quắc thước" lắm “đặt trên một thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng, chất mun", "ông giờ đôi tay còn trẻ tráng quả" làm cho nhiều người lầm tưởng là “mình đang đứng trước một chàng trai"...

+ “Tay ông lêu nghêu như cải sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông". - Những dòng này được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại hình một con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính người đó. Nguyễn Tuân là nhà văn luôn nén câu văn của mình nhiều điều muốn nói, “hàm lượng thông tin” ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng hiển ngôn.

b. Sự tài trí, dũng cảm (Trí dũng song toàn)

- Cuộc chiến giữa ông lái đò và sông Đà là không cân sức giữa 1 bên là thiên nhiên lớn lao dữ dội còn 1 bên là con người nhỏ bé. Sông Đà khôn ngoan, hiểm ác bao nhiêu thì ông lái đò lại càng tài trí, dũng cảm bấy nhiêu.

- Là người trí dũng tuyệt vời: Ông sẵn sàng đối mặt với thác dữ, chinh phục “cửa tử”, “cửa sinh”, vượt qua trận thuỷ chiến với đá chìm, đá nổi, với những trùng vì thạch trận và phòng tuyến đầy nguy hiểm.

- Ông lái đò vượt qua bằng những hành động táo bạo và chuẩn xác. Ông hiện lên như một vị chủ huy dày dạn kinh nghiệm.

+ Ở trùng vây thứ nhất:

- Thần sông dàn ra năm cửa đá thì có đến bốn cửa tử, cửa sinh duy nhất nằm sát bờ trái và huy động hết sức mạnh của sóng thác đánh vỗ mặt con thuyền. . Luồng sóng hung tợn “liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng và hông thuyền”. Thậm chí còn đánh đòn tỉa, đánh đòn âm, nhưng người lái đò bình tĩnh giữ chắc mái chèo giúp con thuyền “khỏi bị hất khỏi bờm sóng trận địa phóng thẳng vào mình". . Ngay cả lúc bị trúng đòn hiểm, mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền lướt đúng vào luồng sinh.

+ Ở trùng vây thứ hai:

Dòng sông đã thay đổi sơ đồ phục kích và cả chiến thuật. Vòng vây thứ 2 này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào. Cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Nhưng ông đò đã “nắm chắc quy luật của thần sông thần d a^ prime prime nên lập tức cũng thay đổi chiến thuật theo, nhận ra cạm bẫy của bọn thuỷ quân nơi cửa ải nước này.

- Các luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Ông không né tránh mà đưa con thuyền cưỡi lên sóng thác “cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. “Nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo vào cửa đá ấy".

- Ông kiên cường chịu đựng nỗi đau thể xác do cuộc vật lộn với sóng thác gây nên: "Ông đỏ hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng, ông cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy buồng lái, mặt méo bệch d 

+ Ở trùng vây thứ ba:

Thạch trận ít cửa từ hơn những bên phải bên trái đều là luồng chết cả, cửa sinh lại nằm giữa lòng sông và bọn đá hậu vệ canh giữ. Nhưng ông đò không hề bất ngờ trước mưu mô hiểm độc của bọn chúng, tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt qua trùng vây thứ ba.

- Ông nhớ mặt bọn giặc đá, đứa thì ông tránh mà rào bơi chèo, đứa thì ông đè sấn lên chặt đôi ra để mở đường tiến. Ông lái đò giống đôi khi giống như 1 đô vật lão luyện, 1 chiến binh quả cảm cứ tả xung hữu đột, vượt qua các tập đoàn cửa tử, cửa sinh của thạch trận đá trên sông Đà.

→ Cuộc vượt thác của ông lái đò là như 1 cuộc thủy chiến không cân sức giữa thiên nhiên với con người. Sự dũng cảm, tài trí của ông lái đò thể hiện qua cuộc vượt thác như những trận quyết chiến, những trận đánh sinh tử chia làm nhiều hồi, nhiều đợt. → Ông lái đò giống như 1 vị chỉ huy tài giỏi, 1 kị sĩ đã thuần thục được con tuấn mã bất kham, ông lái đò vượt thác sông Đà cũng giống như hành trình vượt biển trở về quê hương của Uy-lít-xơ trong trường ca "Ô-đi-xê” của Hô-me-rơ trong 10 năm trời ròng rã đầy gian nan và thử thách.

c. Sự tài hoa, nghệ sĩ của ông lái đò

- Nếu người xưa vẫn thường coi “cưỡi con gió mạnh, đạp đầu sóng dữ” là biểu tượng cho 1 lí tưởng sống anh hùng thì ông lái đò trong tùy bút của Nguyễn Tuân cũng cưỡi gió, đạp sóng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

- Ông lái đò nắm chắc quy luật củ dòng sông, nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên thạch trận và quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước sông Đà.

- Là người từng trải, hiểu biết, thành thạo trong nghề lái đò đã đạt đến trình độ: “Nhở tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả các luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở", hơn thế nữa, sông Đà đối với ông “Như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cải chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng".

- Ông đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng sự tự tin, ung dung nghệ sĩ. Tay lái linh hoạt, khéo léo, tài hoa như một nghệ sĩ trên sông nước. Ông lái đò như 1 nghệ sĩ trong nghệ thuật vuợt thác qua ghềnh thực thụ: “Vút, vú, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như 1 mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Sông Đà giống như 1 bản anh hùng ca sông nước thì ông lái đò giống như 1 người nhạc trưởng và người nhạc trường này nắm vững bản nhạc của mình đến từng câu, từng chữ, đến dấu chấm, xuống dòng.

- Dưới bàn tay chèo lái điêu luyện của ông con thuyền đã hoá thành con tuấn mã hiểu ý chủ khi thì khéo léo né tránh luồng sóng dữ, khi thì phóng thẳng vào cửa đá có 3 tầng cổng "cánh mở, cảnh khép". Con thuyền như bay trong không gian, ông đò luôn nhìn thứ thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn.

- Sau cuộc vượt thác gian nan, ông đò lại có phong thái ung dung của một nghệ sĩ “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nước ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh...".

- Đây là hình ảnh về một người lao động mới mang vẻ đẹp khác thường. Người lái đò hiện lên như là vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm, tài trí và luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ. Ông chỉ huy cuộc vượt thác một cách tài tình, khôn ngoan và biết nhìn thử thách đó qua bằng cái nhìn giản dị mà không thiểu vẻ lãng mạn. Đoạn văn tả trận thủy chiến, tập trung khắc họa hình tượng ông lái đò một lần nữa cho thấy sự uyên bác, lịch lãm của Nguyễn Tuân. Ở đây có tri thức, có ngôn ngữ sống động của quân sự, thể thao, võ thuật, điện ảnh...

→ Ông lái đò là một hình tượng đẹp đẽ về người lao động mới, người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sống lao động hằng ngày đó chính là thứ “vàng mười” đã qua thử lửa. Ông lái đò thực sự đã trở thành 1 người nghệ sĩ tài hoa trên sông nước, đây cũng là 1 quan niệm mới của ông về Chủ nghĩa anh hùng đó là Chủ nghĩa anh hùng có trong những con người bình thường, giản dị của cuộc sống lao động hàng ngày. Điều đó chứng tỏ trong cảm xúc thẩm mỹ của Nguyễn Tuân, người lao động đẹp và quý hơn tất cả. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân khi xây dựng ông lái đò. Sử dụng vốn kiến thức uyên bác sâu rộng trong lĩnh vực, nhiều kiến thức: Quân sự, điện ảnh, võ thuật,...

- Tạo tình huống đầy thử thách.

- Sử dụng từ ngữ góc cạnh, giàu chất tạo hình, gợi liên tưởng, so sánh, nhân hoá bất ngờ mà vô cùng chính xác.

- Tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ ở nhân vật ông lái đò, cách viết phù hợp với quan niệm nghệ thuật về con người, phù hợp với phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK