Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 phân tích , đánh giá chủ đề bài thơ đất...

phân tích , đánh giá chủ đề bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ( giúp e vs mn e cần gấp lắm) câu hỏi 6501193

Câu hỏi :

phân tích , đánh giá chủ đề bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ( giúp e vs mn e cần gấp lắm)

Lời giải 1 :

Cùng với các nhà thơ trong thế hệ chống Mỹ lúc bấy giờ, Nguyễn Khoa Điềm dường như cũng hướng ngòi bút của mình đến một chủ đề lớn lao của thơ ca đương thời đó không gì khác chính là đất nước. Tuy nhiên, có thể nói rằng hình ảnh “đất nước” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ có đau thương mất mát hay chỉ có những cảnh sơn hào hùng vĩ mà “đất nước” hiển hiện lên trọn vẹn qua những suy nghĩ và cảm nhận hết sức mới mẻ. Qua đoạn trích “Đất nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của ông thì đây chính là một định nghĩa đủ đầy về đất nước và qua đó cũng thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: Đất nước là của nhân dân.

Mở đầu bài thơ chính là một lời tâm tình sâu lắng đưa ta về với cội nguồn:

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa
Ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng
Đất nước có từ ngày đó…

Trong đoạn thơ này của Nguyễn Khoa Điềm dường như ta có thể thấy rằng, đất nước không phải là cái gì trừu tượng, xa xôi khó nắm bắt mà đất nước chính là những gì thân thuộc và gần gũi nhất. Đất nước có từ trong những câu chuyện ngày xửa ngày xưa, trong miếng trầu của bà ăn, trong ống tre bất khuất kiên cường, trong những phục tục tập quán, trong hạt gạo nấu những bữa cơm hàng ngày… đều hiện hình lên một đất nước Việt Nam rất đỗi anh hùng, tình nghĩa, giản dị mà thân thương nhất. Và đây có thể nói chính là một định nghĩa, định danh về đất nước hoàn toàn mới và hoàn toàn thiết thực nhất, rõ ràng nhất.

Với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, “đất nước” không chỉ là những khoảng giới hạn về không gian địa lý chật hẹp nữa mà ở đây nó còn có chiều dài thời gian lịch sử và chiều sâu văn hóa. Không những thế, “đất nước” còn chính là tình yêu đôi lứa, có trong tình yêu đôi lứa:

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…

Đất và nước dường như tách riêng, và từng phần đều lại như đã tượng trưng cho những điều gần gũi nhất. “Là nơi anh đến trường” hay “là nơi em tắm” hàng ngày. Thế nhưng để rồi khi “ta hò hẹn” thành một đôi trọn vẹn thì cũng như đất nước gộp lại vẹn tròn lại thành một. Và có thể nói rằng với phát hiện mới mẻ này, Nguyễn Khoa Điềm đã chỉ ra rằng Đất nước không chỉ bên ta, xung quanh ta và còn có cả ở trong ta nữa.

Đất nước còn chính là nơi khởi đầu cho những câu chuyện xa xưa, cho những câu ca dao tục ngữ, điển tích điển cố và tất thảy mọi sự sinh thành. Và hình ảnh đặc sắc “con chim phượng hoàng”, “núi Bà Đen, Bà Điểm”, “Lạc Long Quân Âu Cơ” là những minh chứng độc đáo cho đất nước hào hùng nghìn năm văn hiến của chúng ta. Nhớ về đất nước cũng như chính là một cách để ta có thể nhớ về cội nguồn, hiểu được vì sao chúng ta được sinh ra. Chính vì thế, đất nước trong ý niệm của Nguyễn Khoa Điềm còn là sự tiếp nối truyền thống:

Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau…
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước

Biết bao thế hệ anh cha ta đã hi sinh, đã ngã xuống để bảo vệ đất nước, bảo vệ núi sông bờ cõi. Đó còn chính là cả một chiều dài lịch sử hào hùng rất tự hào của dân tộc ta. Chính vì thế, con cháu đời sau phải tiếp tục gìn giữ truyền thống ấy. Với một truyền thống yêu nước, thương nòi, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ non sông cho những thế hệ về sau. Và cho đến thời đại của ngày hôm nay, “trong và em” “đều có một phần đất nước”. Dường như chính phần đất nước ấy là phần máu thịt, là một phần trách nhiệm phải giữ gìn và xây dựng, phần tình yêu để bảo vệ đất nước cho con cháu mai sau.

Vì có phải những người đã không quản ngại thân mình hy sinh cho đất nước, làm nên hình hài của đất nước cho nên:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

Khi nói về 4000 năm lịch sử oanh liệt hào hùng của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm không hề kể về những vương triều to lớn hay những anh hùng nổi tiếng mà lại nhấn mạnh “người làm ra đất nước” lại chính là những con người bình dị đời thường và họ là những người vô danh. Chính họ chứ không phải ai khác, không phải là một ông vua bà chúa nào, họ đã gìn giữ và truyền lại hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ cho đời sau. Và từ chính những con người vô danh làm nên đất nước bao năm qua đã giúp tác giả khẳng định một chân lý:

Đất nước này là đất nước của nhân dân
Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại

Đối với câu thơ sau, hai vế dường như song song nhân dân – đất nước lại càng khẳng định đất nước chính là kết tinh những giá trị tinh thần cao quý trong đời sống trí tuệ và tình cảm của nhân dân. Những giá trị ấy cũng như đã kết tinh lại trong những câu ca dao, tục ngữ, trong những câu chuyện thần thoại cổ tích của cha ông ta để lại. Và định nghĩa về đất nước đến đây vừa giản dị nhưng cũng vừa lớn lao, sâu sắc biết bao nhiêu.

Đất nước đã dường như đã được khẳng định là của nhân dân và cũng là của anh, của em, và:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời

Đoạn thơ thân tình như một lời nhắn nhủ thiết tha đằm thắm mà rất đỗi chân thành. Bởi sự sống của chúng ta không chỉ do cha mẹ sinh thành mà còn vì đất nước nuôi dưỡng. Chính vì thế mà trong mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó và truyền lại cho những thế hệ tiếp theo.

Đất nước đã được xem là một đề tài, cảm hứng chủ đạo của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm dường như cũng đã nhận thức sâu sắc vai trò và sự đóng góp to lớn của nhân dân trong cuộc đấu tranh trường kỳ và vô cùng ác liệt này. Chính vì thế có thể nói rằng tư tưởng đất nước của nhân dân từ trong văn học truyền thống đã được nhà thơ phát triển đến đỉnh cao, mang tính dân chủ sâu sắc. Dùng chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhuyễn, biến đổi linh hoạt đầy sáng tạo chính là nét đặc sắc thẩm mĩ và thống nhất với tư tưởng “đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” của bài thơ.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!

#PhungHung2010

Lời giải 2 :

𝙂𝙞𝙖𝙞⬇️

Đất nước hai tiếng thiêng liêng ấy đã lắng sâu vào tâm hồn mỗi người con đất

Việt. Đất nước chính là ngọn nguồn của mọi cảm hứng thi ca, nhà thơ Nguyễn Đình

Thi đã từng thốt lên rằng:

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đình Trường Sơn sớm chiều

Và chúng ta còn bắt gặp hình ảnh đất nước Rũ bùn đứng dậy sáng lòa trong bài

thơ Đất nước của ông. Hay hình ảnh Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà

ăn của Nguyễn Khoa Điềm cũng trong bài thơ mang tựa đề Đất Nước. Cùng một chủ

đề, cùng một tên gọi nhưng hình tượng đất nước trong hai bài thơ lại có những

cách thể hiện khác nhau mang dấu ấn phong cách riêng của mỗi nhà thơ.

Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi là hai nhà thơ xuất sắc trong nền thi ca

Việt Nam. Nhắc đến hai cái tên này chúng ta không thể không nhớ tới hai bài thơ

cùng mang cái tựa Đất Nước. Nguyễn Đình Thi để lại cho chúng ta một di sản văn

hóa đồ sộ. Cảm xúc bao trùm bài thơ Đất nước của ông là lòng yêu nước tha

thiết, nồng nàn, ý thức độc lập dân tộc và hình ảnh những người dân từ trong đau

thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đứng lên giành chiến thắng huy hoàng.

Còn trong Đất nướccủa Nguyễn Khoa Điềm được đánh giá là đã sáng tạo một hình

tượng Đất Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam nhà thơ đã khắc họa

nên một Đất Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử

và sự sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam. Đất

nước đẹp, đất nước hào hùng, đất nước gieo vào tâm hồn mỗi người con đất Việt

tình yêu và niềm tự hào sâu sắc. Điểm chung trong cách nhìn và cách cảm về đất

nước của hai nhà thơ là cùng ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa,

lịch sử, nhưng tác phẩm của họ mang màu sắc rất riêng và để lại ấn tượng về hình

ảnh đất nước cũng rất riêng.

Trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi, ông đã khắc họa hình tượng đất nước đau

thương nhưng đầy kiên cường bất khuất. Theo chiều không gian nhà thơ cảm nhận về

mua thu của đất nước. Bài thơ mở ra bắt đầu từ một sáng mùa thu ở chiến khu Việt

Bắc. Ấy là một sáng thu với tiết trời mát lành, trong trẻo và thoảng hương cốm

mới:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Đó là hương vị quen thuộc khơi nguồn cho cảm hững về mùa thu và suy ngẫm về đất

nước. Đó chính là nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội:

Ra đi nhớ cốm làng Vòng

Nhớ rau Nam Phổ, nhớ trầu chợ Dinh

Vậy là tín hiệu vào thu không còn là những hình ảnh ước lệ tượng trưng như: ngô

đồng rụng, sen tàn, giếng ngọc mà thay vào đó là một hương vị dân dã quen thuộc

từ ngàn đời hương cốm mới. Bức tranh thu Hà Nội hiện lên đẹp với cái rét se

lạnh đầu mùa, những con phố dài hay những âm thanh nhẹ xao xác hơi may nhưng

lại đượm buồn vì đó là mùa thu bước vào cuộc kháng chiến nên mùa thu đẹp dưới

cái nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng.

Vẫn là không gian mùa thu nhưng tác giả chuyển sang cảm nhận đất nước của mùa

thu kháng chiến. Mùa thu ấy với tấm áo mới tươi đẹp, với ngọn gió mát lành mạnh

mẽ đang náo nức, say mê trong niềm vui lớn của cả dân tộc. Mùa thu nay con người

đang lặng lẽ giã từ những phố dài hưu quạnh của Hà Nội tạm chiếm bay lươnk giữa

một không gian thoáng rộng của đồi núi, của trời xanh bát ngát.

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đững vui nghe giữa núi đồi

Từ sự cảm nhận theo chiều không gian với hai mùa thu của đất nước, tác giả đã

chuyển sang cảm nhận đất nước theo chiều dài thời gian với niềm tự hào về truyến

thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là cảu chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nguyễn Đình Thi nhắc đến thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp với niềm tự hào vô bờ

trong cụm từ sở hữu: chúng ta. Đất nước trù phú, cảnh vật thanh bình được cảm

nhận trong cặp mắt của những con người vừa trải qua cuộc chiến đấu gian khổ để

chiến thắng. Đó là bầu trời xanh trong mát, lá rừng vàng biển bạc phong phú về

tài nguyên, là những cánh cò bay thẳng cánh, với những dòng sông đỏ nặng phù sa

đang ngày đêm bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ

Khác với Nguyễn Đình Thi, trong Đất Nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm lại làm rõ

một tư tưởng: Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại. Từ đó đem

đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc về Đất Nước. Trước hết là ở

cách nhìn của nhà thơ về đất nước vừa cụ thể mà khái quát, vừa bình dị mà lại

lớn lao. Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong

cuộc sống của mỗi người:

Đất Nước bắt đầu với miềng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Phải chăng khởi thủy của đất nước là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn và tính

cách anh hùng của con người Việt Nam? Ở đây hình ảnh miếng trầu đã là một hình

tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ từng xuất hiện trong các câu truyện cổ tích,

ca dao hay tục ngữ. Bởi lẽ, miếng trầu ấy chính là hiện thân của tình yêu

thương, lòng thủy chung của tâm hồn dân tộc. Từ truyền thuyết dân gian đến các

tác phẩm thơ văn hiện đại, cây tre đã trở thành một biểu tượng cho sức mạnh tinh

thần dân tộc quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước. Đất nước là sự hòa quyện

không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.

Tiếp đó là hình tượng đất nước được mở ra ở bề rộng không gian, chiều dài thời

gian và ở chiều sâu văn hóa. Nếu như ở bề rộng không gian hình ảnh đất nước hiện

lên gần gũi, thân thương với mỗi người, không gian hò hẹn nhớ nhung của tình yêu

đôi lứa, không gian mênh mông giàu đẹp của lãnh thổ, không gian sinh tồn thiêng

liêng của cộng đồng dân tộc đoàn kếtThì ở chiều dài của thời gian đất nước lại

gắn liến với chiều dài lịch sử, khi mà nhân dân ta bền bỉ kiên cường xây dựng và

bảo vệ đất nước:

Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cá cùng con

Còn ở chiều sâu văn hóa đất nước lại được cảm nhận từ những truyền thống dân

gian có từ lâu đời:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Cách thể hiện của Nguyễn Khoa Điềm đậm đà màu sắc dân gian. Ông đã vận dụng

phong phú chất liệu văn hóa và văn học dân gian để Đất nước của nhân dân trở

thành hình tượng trung tâm, gần gũi, giàu sức gợi cảm. Qua cách cảm nhận về hình

tượng đất nước của tác giả, ta thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước: đó là

sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân Việt Nam và nhân dân

mới là người làm ra đất nước.

Nếu như trong bức tranh đất nước giàu đẹp của Nguyễn Đình Thi chú trọng nhiều

đến nét đẹp của cảnh vật của mùa thu Hà Nội và mùa thu kháng chiến. Thì thiên

nhiên đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại mang vẻ đẹp bắt nguồn từ con người, qua

bức tranh cảnh vật đẻ khẳng định tinh thần anh hùng, bất khuất của con người. Sở

dĩ có sự khác biệt trong cách cảm nhận của hai nhà văn là do văn chương chỉ

dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và

sáng tạo những cái gì chưa có , mỗi nhà văn là một người nghệ sĩ mang phong

cách nghệ thuật của riêng mình. Thơ Nguyễn Đình Thi giàu nhạc tính và có cả sự

sâu sắc của tư duy triết học. Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bởi sự kết hợp

giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con

người Việt Nam. Ngoài ra còn do sự chi phối của hoàn cảnh xã hội, văn hóa cũng

như điều kiện sáng tác của hai tác phẩm. Nguyễn Đình Thi làm thơ từ những năm

của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đất nước là một thi phẩm xuất sắc, tiêu biểu

nhất cho sự nghiệp thơ ca của ông trong thời kì đó. Còn Nguyễn Khoa Điềm lại

thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.. Mặt trường

khát vọng(1971) là bản trường ca xuất sắc viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ

miền Nam với đất nước, nhân dân.

Tóm lại, qua những phân tích và so sánh trên từ hai thi phẩm có cùng tựa đề -

Đất Nước của hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm ta càng thấm thía

tấm lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào dân tộc được truyền lại từ ngàn đời. Đất

nước có từ thời cha ông ta và nó còn tồn tại được đến ngày nay là nhờ công của

những người đi trước đã giữ gìn. Từ tình yêu với quê hương đã hình thành nên

trong mỗi người tình yêu với đất nước. Do vậy, mỗi chúng ta phải ý thức được

trách nhiệm to lớn của mình với Tổ quốc, với nhân dân.

@𝙣𝙪𝙤𝙣𝙜𝙡𝙚𝟰𝟮

𝘾𝙝𝙪𝙘 𝙗𝙖𝙣 𝙝𝙤𝙘 𝙩𝙤𝙩

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK