- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ớ miền núi và trung du:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tản ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1000m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê – đê ở Đắk Lắk, người Gia – rai ở Kom Tum, và Gia Lai, người Cơ – ho chủ yếu ở Lâm Đồng,...
+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ – me. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là thành phố Hồ Chí Minh.
- Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi. Một số dân tộc ít người từ miền Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK