Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Hóa học Đề thi giữa kỳ 2 môn Hóa lớp 11 năm 2019 - Trường THPT Lê Xoay

Đề thi giữa kỳ 2 môn Hóa lớp 11 năm 2019 - Trường THPT Lê Xoay

Câu hỏi 1 :

Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm

A. Al2O3, Cu, Mg, Fe. 

B. Al, Fe, Cu, Mg.

C. Al2O3, Cu, MgO, Fe. 

D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

Câu hỏi 2 :

Nhận xét không đúng là

A. Hầu hết các hợp chất của cacbon là hợp chất hữu cơ.

B. Phản ứng hữu cơ thường xảy ra không hoàn toàn và theo nhiều hướng.

C. Liên kết trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

D. Chất hữu cơ luôn chứa C, H có thể có O, S, N...

Câu hỏi 3 :

Cho CH3-CH=CH2 tác dụng với HBr thì sản phẩm chính thu được là

A. CH3-CHBr-CH3. 

B. CH3-CH2-CH2Br. 

C. CH2Br-CHBr-CH3. 

D. CH3-CHBr2-CH3.

Câu hỏi 6 :

Cho CH3-CH2-CH3 tác dụng với Br2, chiếu sáng, với tỉ lệ mol 1:1, sản phẩm hữu cơ chính thu được là

A. CH3-CHBr-CH3. 

B. CH3-CH2-CH2Br. 

C. BrCH2-CH2-CHBr.

D. CH3-CBr2-CH3.

Câu hỏi 7 :

Phản ứng hóa học giữa MgCO3 với dung dịch HCl dư có phương trình ion rút gọn là

A. MgCO3 + 2H+ → Mg2+ + CO2 + H2O.

B. CO32- + 2H+ → CO2 + H2O.

C. MgCO3 + 2HCl → Mg2+ + CO2 + H2O + 2Cl-

D. Mg2+ + 2HCl → MgCl2 + 2H+.

Câu hỏi 8 :

Cách pha loãng H2SO4 đặc nào sau đây là đúng?

A. Rót nhanh nước vào axit. 

B. Rót từ từ axit vào nước.

C. Rót nhanh axit vào nước. 

D. Rót từ từ nước vào axit.

Câu hỏi 11 :

Cặp chất nào sau có thể đồng thời tồn tại trong 1 dung dịch?

A. BaCl2, Na2SO4. 

B. Na2CO3, HCl. 

C. CuSO4, NaOH. 

D. NaNO3, KOH.

Câu hỏi 12 :

Khí Nitơ tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường là do:

A. Nitơ có độ âm điện tương đối lớn. 

B. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.

C. Phân tử nitơ có liên kết ba bền vững. 

D. Phân tử N2 không phân cực.

Câu hỏi 13 :

Muối nào sau đây được dùng làm bột nở?

A. NH4HCO3. 

B. CaCO3. 

C. (NH4)2SO4. 

D. NH4NO2.

Câu hỏi 15 :

Chất nào sau được sử dụng trực tiếp làm phân đạm?

A. K2CO3. 

B. (NH2)2CO. 

C. HNO3. 

D. Ca(H2PO4)2.

Câu hỏi 16 :

Trường hợp nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH3–CH=CH2. 

B. CH2–CH=CH–CH2.

C. (CH3)2CH=CH - CH3. 

D. CH3–C≡CH.

Câu hỏi 18 :

Dung dịch nào sau ăn mòn được thuỷ tinh (có thành phần chính là SiO2)?

A. HCl. 

B. H2SO4. 

C. NaOH loãng. 

D. HF.

Câu hỏi 19 :

Trong phản ứng: CH ≡ CH + H2O→T ( đk: HgSO4, 80oC). T là chất nào dưới đây

A. CH3CHO. 

B. CH2=CHOH. 

C. CH3COOH. 

D. C2H5OH.

Câu hỏi 20 :

Công thức nào sau không phải là công thức phân tử của một ankan?

A. C2H6. 

B. C3H4. 

C. C4H10. 

D. C3H8.

Câu hỏi 32 :

Chất X có công thức cấu tạo CH3-CH(CH3) - CH2- CH = CH2. Tên thay thế của X là

A. 1,1- đimetylbut-3-en. 

B. 4-metylpent-1-en.

C. 4,4- đimetylbut-1-en. 

D. 2-metylbut-4-en.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK