Con lừa già và người nông dân
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì?
Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng - nơi mà chú tưởng như không thể ra được.
- Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ! – Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.
Ngượng ngùng, cậu bé cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu ngồi xuống bên cạnh:
– Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy!
Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo lên vuốt má cậu bé.
– Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú hoạ sĩ sẽ thích những vết tàn nhang của cháu!
Cậu bé mỉm cười:
- Thật không bào
- Thật chứ! – Bà cậu đáp. Đấy, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang!
Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm:
- Những nếp nhăn, bà ạ!
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng - một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặt bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc mình tặng cho người lính u Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”. Một tiếng hô: “Bắn”. Một trang súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
(Trích trong quyển “Cẩm nang đội viên”)
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một mảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh. Hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình.
Cho câu văn sau: “Hôm sau, tàu nhổ neo.”
a) Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ của câu trên.
Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều. Ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái đồ dùng trong lúc sửa xe. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.
Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi: “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết:
- “Con yêu cha.”Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Tại sao người cha trong câu chuyện trên lại đánh vào tay con?
Một đàn ếch đang di chuyển qua cánh rừng bỗng có hai con ếch không may bị rơi xuống hố sâu. Những con ếch khác cùng xem cái hố sâu đến chừng nào và kết luận rằng: Hố quá sâu để có thể vượt ra ngoài! Chúng khuyên hai con ếch kia rằng: “Hãy giữ sức, vì chẳng có hy vọng gì đâu!”
Phớt lờ những lời nói đó, hai con ếch bị rơi xuống hố vẫn nỗ lực tìm cách nhảy ra khỏi hố. Những con ếch trên miệng hố, không những không động viên mà còn khuyên chúng hãy từ bỏ đi.
Một trong hai con ếch sau vài lần thử nhảy đã kiệt sức và chấp nhận buông xuôi. Trong khi đó, con ếch còn lại càng nhảy càng hăng hơn và cuối cùng nó lấy hết sức nhảy vọt ra khỏi cái hố.
Khi ra ngoài, những con ếch khác hỏi rằng: “Cậu không nghe thấy chúng tôi nói gì sao?”. Con ếch nhỏ đã giải thích rằng, vì nó bị điếc nên nó nghĩ rằng cả đàn ếch đã cổ vũ nó cố gắng nhảy ra ngoài.Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Chuyện gì đã xảy ra với đàn ếch?
Bài: Ngắm trăng - Trang 137 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác với Trăng?
“Năm nghìn đồng hai quả thưa cô” – Ông lão đáp.
Cô gái đáp: “Bán cho tôi năm nghìn đồng bốn quả, nếu không tôi không mua nữa”.
Ông lão: “Được thôi, cô lấy đi! Đây là khởi đầu tốt vì có lẽ tôi sẽ chẳng bán được gì trong ngày hôm nay”.
Cô gái lấy trứng rồi hãnh diện bước đi. Cô cảm thấy mình đã trả được một món hời và đến một nhà hàng sang trọng gặp bạn bè. Ở đó, cô cùng các bạn ăn bất cứ thứ gì họ muốn. Tàn tiệc, hóa đơn của của họ lên tới 420 nghìn đồng. Cô gái đưa 500 nghìn đồng cho chủ nhà hàng và bảo không cần trả lại.
Sự việc có vẻ giản đơn nhưng lại thật đau khổ đối với ông lão bán trứng. Nhiều người trong chúng ta luôn hào phóng với những người giàu có, mà lại quên đi tình người với những người khốn khổ.
Bài: Không đề - Trang 138 – SGK Tiếng Việt 4 (T2)
Câu hỏi: Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào?Ngô Quyền (899 - 944) quê ở Đường Lâm, Sơn Tây. Ông có sức khoẻ phi thường, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi. Ông là con rể Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ.
Ngô Quyền đem ba nghìn quân từ Ái Châu kéo thẳng ra thành Đại La giết chết tên phản nghịch Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ cho dân tộc.
Vua Nam Hán sai con là Hoằng Thao đem mấy nghìn chiếc thuyền sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền kéo đại binh ra cửa sông Bạch Đằng để nghênh chiến. Ông sai quân sĩ lấy gỗ đẽo nhọn, bịt sắt cắm xuống lòng sông kéo dài hàng chục dặm. Khi quân Nam Hán tiến vào, Ngô Quyền sai tướng sĩ đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, rồi giả vờ thua chạy, lừa cho chiến thuyền giặc vượt qua bãi cọc ngầm. Nước thuỷ triều bắt đầu rút, Ngô Quyền đổ quân mai phục ra vây đánh. Giặc Nam Hán thua to, quay chiến thuyền chạy ra biển. Chiến thuyền giặc bị cọc nhọn đâm vỡ tan tành. Hoằng Thao bị giết chết cùng hàng vạn giặc. Dòng sông Bạch Đằng đỏ ngầu máu giặc Nam Hán. Đó là vào cuối năm 938.
Chiến thắng Bạch Đằng thể hiện sức mạnh và ý chí chống xâm lăng, tài nghệ quân sự tuyệt vời của tổ tiên ông cha ta. Thù trong giặc ngoài đã dẹp tan, Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở cổ Loa, mở ra kỉ nguyên độc lập cho nước ta sau một nghìn năm bị phương Bắc thống trị.
Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Johnny không cẩn thận làm rơi một chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người xung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Johnny khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: B
- “Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!”.
Câu nói của Johnny khiến mọi người nhận ra: Những thứ không còn lợi ích với mình đôi khi lại là niềm hạnh phúc vô bờ đối với người khác. Hãy trân trọng mọi thứ mình có và chia sẻ niềm hạnh phúc với mọi người.
Người quê tôi gọi cá ấy là cá đuôi cờ. Có nơi gọi là cá săn sắt. Còn có nơi cá ấy là cá thia thia.
Chú cá đuôi cờ này bộ mặt thật bảnh. Mình có vằn uốn xanh biếc, tím biếc. Đôi vây tròn múa lên mềm mại như hai chiếc quạt màu hồng, màu vàng hoa hiên. Đằng xa những tua đuôi lộng lẫy dựng cao như đám cờ năm màu, dải lục tung bay uốn éo.
Cá đuôi cờ tung bay, óng ả. Cá đuôi cờ cảm thấy hai bên bờ nước, các chú Niêng Niềng, chú Gọng Vó, chú Nhện nước vừa nhô lên khỏi những mảng bùn lầy lội, thao láo mắt nhìn ra thèm muốn bao nhiêu màu sắc rực rỡ của cá đuôi cờ đang phất phới qua. Cá đuôi cờ khoái | chỉ vì ai cũng nhìn. Cá đuôi cờ tung mình lên như cầu vồng các màu.
Bao đời nay, cá đuôi cờ chuyên kiếm mồi ven đầm nước, bờ ruộng, bờ ao, làm một việc rất có ích. Cá đuôi cờ ăn bọ gậy, con lăng quăng làm cho nước ao trong veo, làm cho vũng trời không có muỗi. Ai cũng quý cá đuôi cờ.
Xác định từ loại được gạch chân trong câu sau:
Đôi vây tròn múa lên mềm mại như hai chiếc quạt màu hồng, màu vàng hoa hiên.Với những người đã đặt chân lên đất nước Nga, Mát-xcơ-va luôn là một thành phố để nhớ như nhớ về những gì lãng mạn và đẹp đẽ nhất. Nơi đó có những giấc mơ của thời tuổi trẻ, nơi đó có những câu thơ lừng danh của Pút-skin và rừng bạch dương nổi tiếng.
Bạch dương là loài cây về biểu tượng của nước Nga. Những hàng cây trắng thẳng, cao vút lên quanh khu đồi Lê-nin, trải khắp ngoại ô Mát-xcơ-va và triền miên trên những con đường từ thủ đô đi đến những thành phố khác. Bạch dương xanh tuyệt đẹp trong mùa hè, ngả sắc vàng rượi trong mùa thu và toát lên vẻ cô liêu buồn bã nhớ thương giữa tuyết trắng tinh khôi trong mùa đông giá lạnh. Trong khi đó thì lá cây phong vào mùa đông lại đỏ rực lên, phủ khắp công viên một màu đỏ như lửa, như bộ lông khổng lồ, ấm áp của chú cáo lửa trong truyện cổ tích. Khách du lịch đến Mát-xcơ-va đều nhặt một vài chiếc lá phong làm quà lưu niệm để nhớ về nước Nga.
Gạch chân dưới các tính từ trong câu sau:
Những hàng cây trắng thẳng, cao vút lên quanh khu đồi Lê-nin.Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Trong vườn, chim kêu ríu rít.
Sắp xếp các từ hoặc cụm từ dưới đây để tạo thành câu tục ngữ.
Học mở. học gói, học nói, học ăn
Tôi tìm thấy ở thiên nhiên vị ngọt sắc của những trái mít, ngọt lịm của những trái vải quê hương và cái ngọt dịu dàng của nắng chiều tà. Rồi tôi cũng tìm thấy ở thiên nhiên cả vị chua gắt của những trái sấu, màu xanh đầy sức sống của cây lá... Hương vị thiên nhiên chan chứa bao nét đặc trưng mà ở đâu ta cũng có thể đưa nó vào đầu lưỡi, nhấm nháp và thưởng thức một cách thích thú.
Tôi tìm thấy ở thiên nhiên tiếng sáo diều vi vu trên những con để lộng gió và tiếng tu hú từng đàn theo nhau bay đậu khắp các ngọn cây vải. Âm thanh thiên nhiên lúc rộn ràng niềm vui, lúc lại êm đềm sâu lắng như giai điệu của một bản đàn.Ở thiên nhiên, tôi tìm thấy những hương vị, âm thanh, màu sắc và cả những đường nét thật đẹp đẽ. Quan trọng hơn là tôi thấy tâm hồn tôi hoà hợp với cây cỏ, chim muông, sông nước, đất trời hay bất cứ thứ gì mà tạo hoá đã ban tặng cho thế gian này.
(Theo Nguyễn Minh Châu)
Trạng ngữ trong câu dưới đây thuộc kiểu trạng ngữ nào?
Với thái độ bình tĩnh, hiên ngang trước giờ xử bắn, người nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu khiếp sợ.
Sự vật được nhân hóa trong câu văn sau là:
Bông hoa lập tức hát điệu nhạc của riêng mình bằng cách toả mùi hương thơm ngát.
Em hãy tìm vị ngữ trong câu sau:
Và lập tức ngay sau đấy, gian phòng tràn ngập một âm thanh sáng chói.
Câu nói sau bộc lộ cảm xúc gì của người nói?
Ôi, cậu hát hay quá!
Em hãy gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu sau:
Giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình.
Cho câu kể: “Ngân chăm chỉ học tập.”. Em hãy chuyển câu kể ấy thành:
a) Câu cảm:
b) Câu khiến:
c) Câu hỏi:Bộ phận trạng ngữ trong câu sau chỉ gì?
Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình.
Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu sau:
Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm.
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Copyright © 2021 HOCTAPSGK