Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 12 Chủ đề 4: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên có đáp án !!

Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 12 Chủ đề 4: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên có...

Câu hỏi 1 :

Độ che phủ rừng (%) vào năm 1943 của nước ta là

A. 41,0   

B. 42,0

C. 43,0

D. 44,0

Câu hỏi 2 :

Nguyên tắc sử dụng và phát triển rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng là

A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

B. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

C. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

D. nâng độ che phủ rừng nước ta từ gần 40% hiện nay lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70-80%.

Câu hỏi 3 :

Ý nghĩa to lớn của rừng đối với môi trường là

A. tài nguyên du lịch. 

B. cân bằng sinh thái.  

C. cung cấp dược liệu

D. cung cấp gỗ, củi.

Câu hỏi 4 :

Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng của nước ta suy giảm nhanh là do

A. ảnh hưởng của chiến tranh.        

B. công tác trồng rừng chưa tốt.

C. do lũ lụt, cháy rừng. 

D. khai thác bừa bãi quá mức.

Câu hỏi 5 :

Mặc dù tổng diện tích rừng tăng trở lại, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, vì

A. chất lượng rừng không ngừng giảm sút.

B. rừng giàu hiện nay còn rất ít.

C. diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn.

D. diện tích rừng nghèo và rừng phục hồi tăng lên.

Câu hỏi 6 :

Ở nước ta, rừng được phân ra thành các loại

A. vườn quốc gia, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

B. rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, vườn quốc gia.

C. rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

D. rừng sản xuất, khu dự trữ sinh quyển, rừng phòng hộ.

Câu hỏi 7 :

Một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là

A. đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho người dân.

B. đóng cửa tất cả các rừng, nghiêm cấm khai thác.

C. nghiêm cấm việc xuất khẩu gỗ dưới mọi hình thức.

D. tăng cường trồng cây mới, để tăng diện tích rừng.

Câu hỏi 8 :

Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích rừng, giảm tính đa dạng các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gien là

A. cháy rừng và các thiên tai khác. 

B. ảnh hưởng chiến tranh.

C. các dịch bệnh. 

D. sự khai thác bừa bãi và phá rừng

Câu hỏi 9 :

Nguyên nhân làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước bị giảm sút rõ rệt, chủ yếu là

A. dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết thất thường.

B. ô nhiễm môi trường nước và khai thác quá mức.

C. thời tiết thất thường và khai thác quá mức.

D. khai thác quá mức và các dịch bệnh.

Câu hỏi 10 :

Những năm gần đây diện tích đất hoang, đồi núi trọc ở nước ta giảm mạnh là do

A. thực hiện chủ trương toàn dân trồng và bảo vệ rừng.

B. việc trồng cây công nghiệp lâu năm phát triển mạnh.

C. lực lượng lao động ở trung du và miền núi được tăng cường.

D. kinh tế ở miền núi phát triển.

Câu hỏi 11 :

Ở nước ta, độ che phủ của rừng phải đạt trên 45% thì mới bảo đảm cân bằng sinh thái vì

A. địa hình đồi núi của nước ta chiếm 3/4 diện tích, phần lớn lại là núi thấp.

B. nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng.

C. nước ta nằm hoàn toàn trong nội chí tuyến

D. nước ta có địa hình 3/4 diện tích là đồi núi, mưa lại tập trung vào một mùa.

Câu hỏi 12 :

Nguyên nhân trực tiếp làm cho diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh trong những năm gần đây là

A. quy định việc khai thác rừng một cách hợp lí.

B. chủ trương toàn dân đẩy mạnh trồng rừng được triển khai

C. chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

D. nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng.

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên rừng của nước ta bị suy giảm mạnh trong thời gian qua là

A. khai thác không hợp lí.

B. chiến tranh.

C. đốt rừng làm nương rẫy.   

D. cháy rừng.

Câu hỏi 14 :

Biện pháp quan trọng để bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta là

A. bảo vệ đa dạng sinh học của các vườn quốc gia.

B. duy trì phát triển độ phì và chất lượng rừng.

C. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

D. giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

Câu hỏi 15 :

Nguyên nhân chính làm cho sinh vật biển nước ta ngày càng bị suy giảm là do

A. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.  

B. thiên tai gia tăng.

C. khai thác quá mức.

D. tăng cường xuất khẩu hải sản.

Câu hỏi 16 :

Biện pháp tích cực để bảo vệ đa dạng sinh vật là

A. thực hiện việc định canh định cư cho dân cư miền núi.

B. cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.

C. mở rộng diện tích rừng các loại.

D. xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

Câu hỏi 17 :

Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng

A. sản xuất.  

B. phòng hộ. 

C. rừng giàu.

D. đặc dụng.

Câu hỏi 18 :

Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta là

A. ô nhiễm môi trường.       

B. biến đổi khí hậu.

C. di dân tự do.   

D. săn bắt động vật hoang dã.

Câu hỏi 19 :

Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của nước ta có đặc điểm

A. diện tích trung bình đất nông nghiệp trên đầu người của nước ta rất cao.

B. đất sử dụng trong nông nghiệp chiếm trên 50% tổng diện tích đất tự nhiên.

C. diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu là đất đồi núi đang bị thoái hoá.

D. khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng rất lớn.

Câu hỏi 20 :

Biểu hiện của tài nguyên đất bị suy thoái ở miền núi là hiện tượng

A. nhiễm mặn. 

B. xói mòn

C. nhiễm phèn. 

D. loại đất khác biệt rõ theo độ cao.

Câu hỏi 21 :

Để hạn chế xói mòn trên đất dốc thì các biện pháp quan trọng nhất là                      

A. canh tác, định cư.  

B. bón phân, bảo vệ rừng.

C. thuỷ lợi, canh tác.    

D. trồng, bảo vệ rừng.

Câu hỏi 22 :

Để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp, cần sử dụng các biện pháp

A. phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, chống bạc màu.

B. đào hố vẩy cá, chống ô nhiễm đất do thuốc trừ sâu.

C. thâm canh, canh tác hợp lí, bón phân cải tạo đất.

D. làm ruộng bậc thang; chống bạc màu, giây, nhiễm mặn

Câu hỏi 23 :

Đất đồng bằng bị ô nhiễm không phải vì

A. rác thải từ hoạt động du lịch.   

B. chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn.

C. chất độc hoá học các loại.   

D. dư lượng thuốc trừ sâu.

Câu hỏi 24 :

Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở đồng bằng là

A. xóa bỏ du canh, du cư.       

B. chống suy thoái và ô nhiễm đất.

C. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc

D. áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp.

Câu hỏi 25 :

Nguyên nhân chủ yếu làm tài nguyên thiên nhiên nước ta bị suy giảm là

A. khai thác, sử dụng bừa bãi không có kế hoạch.

B. sự phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá theo hướng thị trường.

C. sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch.

D. sự phát triển sản xuất công nghiệp, sự ra đời của nhiều khu công nghiệp.

Câu hỏi 26 :

Cần sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước ta, vì

A. nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất,... thường xuyên xảy ra

B. dân số tăng nhanh, tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển.

C. nhu cầu xã hội ngày càng lớn.

D. đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển bền vững lâu dài.

Câu hỏi 27 :

60% diện tích đất tự nhiên của nước ta là nhóm đất

A. đồng bằng. 

B. xám phù sa cổ.   

C. feralit đồi núi thấp   

D. phèn và mặn.

Câu hỏi 28 :

Biện pháp hiệu quả để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc hiện nay là

A. phát triển mô hình nông - lâm kết hợp.    

B. phát triển mạnh thuỷ lợi.

C. thực hiện các kĩ thuật canh tác. 

D. xoá đói, giảm nghèo cho người dân.

Câu hỏi 29 :

Biện pháp cải tạo đất nông nghiệp ở đồng bằng là

A. làm ruộng bậc thang.  

B. trồng cây theo băng.

C. bón phân thích hợp.

D. đào hố vẩy cá.

Câu hỏi 30 :

Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước trên cả nước ta hiện nay chưa phải là

A. nhiễm mặn ở một số vùng.    

B. ô nhiễm môi trường nước.

C. ngập lụt vào mùa mưa.    

D. thiếu nước vào mùa khô.

Câu hỏi 31 :

Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước ở nước ta hiện nay là

A. khai thác tối đa tiềm năng thuỷ điện của các sông.

B. giải quyết tình trạng phân bố không đều trong năm và ô nhiễm nguồn nước.

C. điều hoà nguồn nước giữa các vùng trong nước.

D. sử dụng hợp lí và tiết kiệm trên cơ sở khai thác có mức độ.

Câu hỏi 32 :

Góp phần làm cho tài nguyên biển bị cạn kiệt là hoạt động

A. du lịch biển - đảo.

B. đánh bắt thuỷ sản.

C. nuôi trồng thuỷ sản.

D. giao thông vận tải.

Câu hỏi 33 :

Việc phát triển các nhà máy điện sử dụng than làm nhiên liệu ở nước ta chủ yếu gây ra vấn đề môi trường là

A. ô nhiễm nước mặt. 

B. ô nhiễm nước ngầm. 

C. ô nhiễm không khí.

D. ô nhiễm đất đai.

Câu hỏi 34 :

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất cân bằng sinh thái môi trường ở nước ta là

A. chất thải từ các khu dân cư.  

B. diện tích rừng bị thu hẹp.

C. hoạt động khai khoáng.    

D. khí thải từ hoạt động giao thông.

Câu hỏi 35 :

Biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái ở nước ta là

A. nguồn nước bị ô nhiễm.    

B. khoáng sản cạn kiệt.

C. thiên tai bão lụt, hạn hán gia tăng.  

D. đất đai bị bạc màu.

Câu hỏi 36 :

Việc xây dựng nhiều nhà máy thủy điện ở nước ta gây ra vấn đề chủ yếu nào sau đây về tài nguyên và môi trường?

A. Ô nhiễm đất đai.    

B. Thu hẹp diện tích rừng.

C. Ô nhiễm nguồn nước.   

D. Hạ thấp mực nước ngầm.

Câu hỏi 37 :

Sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu ở nước ta hiện nay là biểu hiện của

A. mất cân bằng sinh thái môi trường. 

B. ô nhiễm môi trường.

C. cạn kiệt tài nguyên. 

D. suy giảm đa dạng sinh học.

Câu hỏi 38 :

Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường ở nông thôn là

A. hoạt động du lịch. 

B. hoạt động giao thông vận tải.

C. hoạt động canh tác. 

D. hoạt động tiểu thủ công nghiệp.

Câu hỏi 39 :

Vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng

A. ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái. 

B. cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

C. mất cân bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên.

D. mất cân bằng sinh thái và sự biến đổi khí hậu.

Câu hỏi 40 :

Hậu quả của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường là

A. cạn kiệt nguồn nước.

B. thiên tai gia tăng, biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu.

C. khả năng tái sinh không còn, môi trường bị huỷ diệt.

D. nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm.

Câu hỏi 41 :

Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường đô thị là

A. hoạt động giao thông vận tải.  

B. hoạt động du lịch.

C. hoạt động tiểu thủ công nghiệp.     

D. hoạt động công nghiệp.

Câu hỏi 42 :

Một số nơi ở nước ta nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chính là do

A. giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.

B. nông nghiệp thâm canh, sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.

C. hầu hết nước thải của công nghiệp và sinh hoạt đổ thẳng ra sông mà chưa qua xử lí.

D. việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.

Câu hỏi 43 :

Bảo vệ tài nguyên và môi trường được hiểu là

A. đảm bảo chất lượng môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu.

B. phòng chống biến đổi khí hậu và chống ô nhiễm môi trường không khí.

C. sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường.

D. chống ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ tài nguyên rừng.

Câu hỏi 44 :

Để phòng chống khô hạn ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là

A. thực hiện tốt công tác dự báo.  

B. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.

C. xây dựng các công trình thủy lợi.  

D. tạo ra các giống cây chịu hạn.

Câu hỏi 45 :

Biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học không phải là

A. quy định về khai thác gỗ, động vật, thủy sản.

B. ban hành Sách đỏ Việt Nam, ghi tên các loài được bảo vệ.

C. xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

D. phát triển nông nghiệp sạch và các mô hình kinh tế trang trại.

Câu hỏi 46 :

Ở nước ta, bão xảy ra nhiều nhất vào tháng

A. VIII.  

B. IX. 

C. XI

D. X.

Câu hỏi 47 :

Bão ở nước ta có đặc điểm

A. mùa bão đến sớm nhất ở Nam Trung Bộ.

B. chia đều cho các tháng từ tháng 5 đến tháng 12.

C. tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.    

D. tập trung nhiều nhất vào 4 tháng cuối năm.

Câu hỏi 48 :

Vùng nào sau đây ở nước ta ít chịu ảnh hưởng của bão hơn cả?

A. Bắc Trung Bộ.  

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên Hải Nam Trung Bộ. 

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu hỏi 49 :

Những cơn bão đổ bộ vào dải đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm

A. có diện mưa bão rộng và lượng mưa rất lớn.

B. có diện mưa bão hẹp và lượng mưa bão rất nhỏ.

C. thường có cường độ yếu, lượng mưa bão không đáng kể.

D. có diện mưa bão hẹp nhưng lượng mưa bão rất lớn

Câu hỏi 50 :

Ngập lụt ở đồng bằng ven biển Trung Bộ ít nghiêm trọng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là nhờ

A. có hệ thống rừng phi lao ven biển bảo vệ.

B. ở đây ít có sông lớn, lại có thềm lục địa sâu.

C. địa hình dốc ra biển, không có đê nên dễ thoát nước.

D. mưa ít, lại có độ che phủ của rừng cao.

Câu hỏi 51 :

Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng là:

A. đẩy mạnh thâm canh.  

B. khai hoang mở rộng diện tích.

C. bảo vệ và phát triển rừng.  

D. thực hiện nông lâm kết hợp.

Câu hỏi 52 :

Nguyên nhân ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. là đồng bằng thấp và phẳng nhất nước.

B. có mưa lớn và triều cường.

C. có nhiều sông lớn, mức độ đô thị hoá cao. 

D. đây là vùng có lượng mưa lớn nhất nước.

Câu hỏi 53 :

Mưa lớn, địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị mất là nguyên nhân dẫn đến thiên tai nào?

A. Hạn hán. 

B. Lũ quét.  

C. Bão.

D. Động đất.

Câu hỏi 54 :

Lũ quét là hiện tượng thường xảy ra ở vùng

A. lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật.

B. có địa hình hiểm trở, chia cắt, mưa nhiều.

C. có mưa nhiều, lớp phủ thực vật bị tàn phá.

D. có địa hình hiểm trở, lớp phủ thực vật bị tàn phá.

Câu hỏi 55 :

Nguyên nhân góp phần làm cho ngập lụt ở Đồng bằng sông Hồng thêm nghiêm trọng là

A. bị triều cường xâm nhập vào rất sâu. 

B. bị hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.

C. đồng bằng bị chia cắt thành các ô trũng.    

D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, lưu lượng lớn.

Câu hỏi 56 :

Biện pháp hàng đầu để phòng chống hạn hán là

A. bảo vệ nguồn nước trên các sông.     

B. trồng rừng đầu nguồn các con sông.

C. xây dựng các công trình thuỷ lợi hợp lí. 

D. quy hoạch lại các điểm dân cư.

Câu hỏi 57 :

Để hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất, cần thực hiện

A. các kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc, xoá đói giảm nghèo.

B. các biện pháp thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc.

C. làm nhà sàn, ruộng bậc thang, xoá đói giảm nghèo.

D. trồng rừng, làm nhà sàn, sản xuất nương rẫy.

Câu hỏi 58 :

Nguyên nhân chính gây ngập lụt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. địa hình thấp và ảnh hưởng của đê sông, đê biển.

B. do có nhiều kênh rạch chằng chịt.

C. mưa lớn kết hợp với triều cường.

D. diện tích trồng lúa chiếm tỉ trọng cao trong tổng diện tích gieo trồng.

Câu hỏi 59 :

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm

A. cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên.

B. phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.

C. đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.

D. đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Câu hỏi 60 :

Nguyên nhân làm cho đồng bằng Duyên hải miền Trung ngập lụt trên diện rộng là

A. sông ngắn, dốc, tập trung nước nhanh.

B. có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước sông ra biển.

C. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

D. mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển.

Câu hỏi 61 :

Biện pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta hiện nay là

A. có kế hoạch biện pháp nuôi trồng rừng hiện có.

B. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh vật ở các vườn quốc gia.

C. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

D. đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.

Câu hỏi 62 :

Trong số các nhiệm vụ chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam đề ra, nhiệm vụ nhấn mạnh vào bảo vệ môi trường là

A. sử dụng thật hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú ý vừa sử dụng vừa bảo vệ và tái tạo để khai thác bền vững.

B. đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

C. ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

D. phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

Câu hỏi 63 :

Để hạn chế lũ quét xảy ra thì biện pháp cần làm không phải là

A. thực hiện các kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc.

B. trồng rừng đầu nguồn các con sông.

C. xây dựng các công trình thuỷ lợi hợp lí.

D. đặt cảnh báo vùng có thiên tai nguy hiểm.

Câu hỏi 64 :

Đâu không phải là một trong những nhiệm vụ của chiến lược quốc gia bảo vệ tài nguyên và môi trường của nước ta?

A. Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số, phù hợp với khả năng tài nguyên.

B. Sử dụng tiết kiệm, tìm các nguồn tài nguyên thiên nhiên thay thế.

C. Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen.

D. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người

Câu hỏi 65 :

Mục tiêu chung của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam là

A. chú trọng bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.

B. đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

C. đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.

D. bảo vệ tài nguyên khỏi cạn kiệt và môi trường khỏi bị ô nhiễm.

Câu hỏi 66 :

Ở nước ta, vùng có hạn hán nghiêm trọng nhất, có thể kéo dài 6 - 7 tháng trong một năm là

A. vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.    

B. Tây Nguyên với mùa khô sâu sắc

C. các thung lũng khuất gió ở miền Bắc.     

D. Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô.

Câu hỏi 67 :

Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không gay gắt như ở miền Nam nước ta là do miền Bắc

A. nằm ở vĩ độ cao hơn. 

B. có mưa phùn.

C. có lãnh thổ mở rộng hơn.  

D. nằm gần chí tuyến Bắc.

Câu hỏi 68 :

Biện pháp để phòng chống khô hạn lâu dài là

A. xây dựng nhiều trạm bơm.  

B. sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp.

C. xây dựng các công trình thuỷ lợi hợp lí. 

D. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.

Câu hỏi 69 :

Hiện tượng thường xảy ra cùng với bão là

A. gió mạnh, mưa vừa, sóng biển nhỏ, nước biển dâng cao, ngập lụt gia tăng.

B. gió mạnh, mưa lớn, nước biển dâng cao, sóng biển lớn, ngập lụt trên diện rộng.

C. gió yếu, mưa nhỏ, nước biển dâng cao, sóng biển lớn, ngập lụt trên diện rộng.

D. gió mạnh, ít mưa, sóng biển to, nước biển dâng cao, có thể gây ngập lụt.

Câu hỏi 70 :

Vùng đồng bằng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là

A. các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ  

B. các đồng bằng Bắc Trung Bộ.

C. châu thổ sông Hồng.   

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 71 :

Khu vực thường xảy ra lũ quét là

A. lưu vực sông suối miền núi. 

B. hạ lưu các cửa sông.

C. đồng bằng ven biển.  

D. vùng đồi trung du.

Câu hỏi 72 :

Điều kiện để xảy ra lũ quét ở những lưu vực sông suối miền núi là địa hình

A. không bị chia căt, độ dốc nhỏ, có lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị rửa trôi.

B. bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống.

C. bị chia cắt, độ dốc nhỏ, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống.

D. bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, còn lớp phủ thực vật, bề mặt đất ổn định trước tác động của ngoại lực.

Câu hỏi 73 :

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên làm gián đoạn thời gian khai thác thủy sản ở nước ta trong năm là

A. có nhiều bão và gió mùa Đông Bắc. 

B. có nhiều đoạn bờ biển bị sạt lở.

C. nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.

D. môi trường ven biển bị ô nhiễm.

Câu hỏi 74 :

Mùa bão ở Việt Nam

A. diễn ra sớm nhất ở miền Trung.  

B. chậm dần từ Bắc vào Nam.

C. diễn ra sớm nhất ở miền Nam.    

D. chậm dần từ Nam ra Bắc.

Câu hỏi 75 :

Đặc điểm của mưa gây ra lũ quét là cường độ mưa

A. không lớn và thời gian mưa ngắn. 

B. không cao nhưng diễn ra bất thường.

C. nhỏ, lượng mưa kéo dài.    

D. rất lớn, diễn ra trong vài giờ.

Câu hỏi 76 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt Thạch Khê thuộc tỉnh

A. Nghệ An.

B. Quảng Trị.

C. Hà Tĩnh. 

D. Quảng Bình.

Câu hỏi 77 :

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ đá quý Quỳ Châu thuộc tỉnh

A. Nghệ An.   

B. Thanh Hóa.

C. Hà Tĩnh

D. Quảng Bình.

Câu hỏi 78 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ crôm Cổ Định thuộc tỉnh

A. Nghệ An.

B. Thanh Hóa.     

C. Hà Tĩnh

D. Quảng Bình.

Câu hỏi 79 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, vườn quốc gia Vũ Quang thuộc tỉnh

A. Nghệ An.  

B. Hà Tĩnh.  

C. Quảng Bình.

D. Quảng Trị.

Câu hỏi 80 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, vườn quốc gia Lo Go Xa Mát thuộc tỉnh

A. Bình Phước

B. Bình Dương.

C. Long An. 

D. Tây Ninh.

Câu hỏi 82 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc tỉnh

A. Đắk Nông.  

B. Tây Ninh.    

C. Bình Phước.

D. Bình Dương.

Câu hỏi 83 :

Căn cứ vào Atlat Việt Nam trang 25, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc tỉnh, thành phố

A. TP. Hồ Chí Minh  

B. Bình Thuận.   

C. Bình Phước.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu hỏi 84 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, phần lớn đất mặn ở nước ta tập trung chủ yếu ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.  

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.  

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi 85 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất feralit phát triển trên đá badan tập trung nhiều nhất ở vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.  

B. Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ.      

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu hỏi 86 :

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ có ở

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.   

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.  

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu hỏi 87 :

Căn cứ vào trang 11 Atlat Địa lí Việt Nam, 3 loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất phèn, đất phù sa sông, đất cát ven biển.  

B. đất mặn, đất phù sa sông, đất cát ven biển.

C. đất phèn, đất mặn, đất phù sa sông.  

D. đất phù sa sông, đất mặn, đất cát ven biển.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK