Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Lịch sử Chuyên đề Lịch sử 11 Chủ đề 1: Nhật bản và trung quốc cuối thế kỉ xix - đầu thế kỉ xx có đáp án !!

Chuyên đề Lịch sử 11 Chủ đề 1: Nhật bản và trung quốc cuối thế kỉ xix - đầu thế...

Câu hỏi 1 :

Từ thế kỉ XIX, nền nông nghiệp ở Nhật Bản dựa trên cơ sở

A. quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

B. kinh tế tự cấp, tự túc.

C. ruộng đất và điền trang.

D. địa chủ bóc lột nông dân.

Câu hỏi 2 :

Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, đặc điểm bao trùm của nền kinh tế Nhật Bản là gì?

A. Nông nghiệp lạc hậu. 

B. Công nghiệp phát triển.

C. Thương mại hàng hóa phát triển.

D. Sản xuất quy mô lớn

Câu hỏi 3 :

Từ thế kỉ XIX, ở Nhật Bản, hình thức kinh tế nào xuất hiện ngày càng nhiều?


A. Kinh tế hàng hóa


B. Công trường thủ công

C. Kinh tế công thương

D. Công nghiệp nặng.

Câu hỏi 4 :

Dưới chế độ Mạc phủ, mầm mống kinh tế nào phát triển nhanh chóng?

A. Phong kiến

B. Nông nghiệp.

C. Tư bản chủ nghĩa

D. Công nghiệp

Câu hỏi 5 :

Ý nào không phản ánh đúng nét mới của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh.

C. Tư bản nước ngoài đầu tư nhiều ở Nhật Bản

D. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Câu hỏi 6 :

Ý nào không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

B. Công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

D. Sản xuất công nghiệp theo dây chuyền chuyên môn hóa

Câu hỏi 8 :

Từ thế kỉ XIX, tầng lớp nào ở Nhật Bản không có quyền lực về chính trị?

A. Tư sản công nghiệp

B. Tư sản mại bản

C. Tư sản công thương

D. Thợ thủ công.

Câu hỏi 9 :

Nội dung nào là đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868?

A. Nhiều đảng phái ra đời.

B. Tư sản công thương nắm quyền lực kinh tế và chính trị.

C. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì.

D. Nông dân là lực lượng chủ yếu chống chế độ phong kiến

Câu hỏi 10 :

Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần bị tư sản hóa?

A. Đai-my-ô (quý tộc phong kiến lớn)

B. Sa-mu-rai (võ sĩ). 

C. Quý tộc

D. Địa chủ vừa và nhỏ

Câu hỏi 11 :

Phong trào đấu tranh chống Sô-gun diễn ra sôi nổi vào

A. những năm 60 của thế kỉ XIX.

B. những năm 70 của thế kỉ XX.  

  C. giữa thế kỉ XIX.

D. đầu thế kỉ XX

Câu hỏi 12 :

Cuộc cải cách Minh Trị (1868) được gọi là gì?

A. Cuộc cách mạng Minh Trị.

B. Cuộc Duy tân Minh Trị.   

C. Cuộc canh tân Minh Trị 

D. Cuộc đổi mới Minh Trị.

Câu hỏi 13 :

Minh Trị là hiệu của vua


A. Mút-xu-hi-tô.


B. Sat-su-ma. 

 C. Ko-mây.

D. Tô-ku-ga-oa.

Câu hỏi 14 :

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?

A. Chế độ Mạc phủ do Sô-gun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng.

B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.  

C. Các nước tư bản phương Tây được tự do trao đổi buôn bán hàng hóa ở Nhật.

D. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Câu hỏi 15 :

Tháng 1/1868, một sự kiện quan trọng đã diễn ra ở Nhật Bản là

A. chế độ Mạc phủ sụp đổ.

B. Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi

C. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán.

D. Cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu.

Câu hỏi 16 :

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến, quyền hành thực tế thuộc về:


A. Thiên hoàng.


B. Tướng quân (thuộc dòng họ Tô-ku-ga-oa).

C. lãnh chúa phong kiến

D. giai cấp tư sản

Câu hỏi 17 :

Nguyên nhân trực tiếp để Thiên hoàng Minh Trị quyết định thực hiện một loạt cải cách là

A. do đề nghị của các đại thần

B. muốn thể hiện quyền lực sau khi lên ngôi.

C. chế độ Mạc phủ đã sụp đổ

D. đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Câu hỏi 19 :

Mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành các cuộc cải cách là gì?

A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây

B. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. 

C. Biến Nhật Bản thành một cường quốc ở châu Á

D. Giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng bị lệ thuộc vào phương Tây.

Câu hỏi 20 :

Trong cải cách về chính trị của Thiên hoàng Minh Trị, giai cấp nào được đề cao?


A. Tư sản.


B. Quý tộc

C. Địa chủ.

D. Quý tộc tư sản hóa.

Câu hỏi 21 :

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã tạo nên sức mạnh trong lĩnh vực nào để giới cầm quyền thi hành chính sách xâm lược và bành trướng?


A. Quân sự, chính trị.


B. Kinh tế và quốc phòng

C. Kinh tế, chính trị và quân sự.

D. Quốc phòng và an ninh quốc gia.

Câu hỏi 22 :

Chế độ Mạc phủ ở Nhật lâm vào khủng hoảng, suy yếu vào thời gian nào?


A. Cuối thế kỉ XVIII.


B. Cuối thế kỉ XIX

C. Đầu thế kỉ XIX.

D. Giữa thế kỉ XIX.

Câu hỏi 23 :

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

A. duy trì chế độ phong kiến.

B. tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

D. thiết lập chế độ Mạc phủ mới.

Câu hỏi 24 :

Ngoài Mĩ, còn những đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?

A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan

B. Anh, Pháp, Đức, Áo.

C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.

D. Anh, Pháp, Nga, Đức.

Câu hỏi 25 :

Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng chính sách hay biện pháp gì để ép Nhật Bản phải “mở cửa”?

A. Đàm phán ngoại giao

B. Áp lực quân sự.

C. Tấn công xâm lược

D. Phá hoại kinh tế.

Câu hỏi 26 :

Người đứng đầu chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản được gọi là

A. Thiên hoàng.

B. Sô - gun (Tướng quân).

C. Nữ hoàng.

D. Vua.

Câu hỏi 27 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất về tình hình xã hội Nhật Bản giữa thế kỉ XIX?

A. Xã hội ổn định

B. Tồn tại nhiều mâu thuẫn.

C. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với lãnh chúa phong kiến. 

D. Mâu thuẫn gay gắt gữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Câu hỏi 28 :

Ai là người tiến hành cuộc Duy tân ở Nhật?

A. Tướng quân.

B. Thiên hoàng

C. Tư sản công nghiệp.

D. Quý tộc tư sản hóa

Câu hỏi 29 :

Những mâu thuẫn gay gắt về kinh tế, chính trị, xã hội ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX là do

A. sự tồn tại và kìm hãm của chế độ phong kiến Mạc phủ

B. áp lực quân sự ép “mở cửa” của các nước phương Tây

C. sự chống đối của giai cấp tư sản đối với chế độ phong kiến. 

D. làn sóng phản đối và đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân

Câu hỏi 30 :

Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao. 

B. Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu hỏi 31 :

Ý nào sau đây không phải là chính sách cải cách về kinh tế trong cuộc Duy tân Minh Trị?

A. Thống nhất tiền tệ, thị trường.

B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông liên lạc

C. Kêu gọi nước ngoài đầu tư vào Nhật Bản.

D. Nhà nước nắm giữ một số công ti độc quyền trọng yếu.

Câu hỏi 32 :

Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là

A. cộng hòa.

B. quân chủ chuyên chế

C. quân chủ lập hiến.

D. liên bang

Câu hỏi 33 :

Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản như thế nào?

A. Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng.

B. Xuất hiện các công ty độc quyền.

C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược

D. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc phủ diễn ra mạnh mẽ

Câu hỏi 34 :

Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XIX. 

B. Giữa thế kỉ XIX

C. Đầu thế kỉ XX

D. Đầu thế kỉ XIX.

Câu hỏi 35 :

Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia

A. phong kiến quân phiệt

B. công nghiệp phát triển

C. phong kiến trì trệ, bảo thủ.

D. tư bản chủ nghĩa

Câu hỏi 36 :

Vì sao cuối thế kỉ XIX, các nước ở châu Á đều bị phương Tây xâm lược, đô hộ nhưng Nhật Bản lại thoát khỏi số phận ấy?

A. Nhật Bản là vùng đất không giàu tài nguyên thiên nhiên.

B. Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị.

C. Nhật Bản là nước thân phương Tây từ lâu.

D. Nhật Bản từ lâu đã là đế quốc.

Câu hỏi 38 :

Vì sao các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”?

A. Vì chế độ Mạc phủ rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

B. Vì Mĩ và phương Tây đang cần thị trường ở Nhật Bản

C. Vì số phận của Nhật Bản cũng giống như các nước châu Á khác

D. Vì Nhật Bản không có điều kiện làm cách mạng tư sản

Câu hỏi 39 :

Để xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây, cuộc cải cách Minh Trị đã tuyên bố

A. xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu.

B. thành lập một nhà nước phong kiến mới.

C. thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới. 

D. thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chế độ cộng hòa.

Câu hỏi 40 :

Cuộc cải cách Minh Trị (1868) không chỉ đưa nước Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược mà còn


A. đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa ở châu Á.       


B. làm cho nước Nhật ngày càng giàu có

C. đưa nước Nhật sánh vai cùng các nước phương Tây.

D. đưa nước Nhật trở thành cường quốc trên thế giới.

Câu hỏi 41 :

Ý nào không phản ánh đúng chính sách cải cách về quân sự trong cuộc Duy tân Minh Trị?

A. Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây

B. Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh, 

C. Mua vũ khí của phương Tây để hiện đại hóa quân đội

D. Nhà nước nắm giữ ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí.

Câu hỏi 42 :

Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Đó là

A. nội dung của cải cách Minh Trị.

B. ý nghĩa của cải cách Minh Trị.

C. nguyên nhân của cải cách Minh Trị.

D. mục đích của cải cách Minh Trị

Câu hỏi 43 :

Cải cách Minh Trị đã mang lại kết quả gì cho Nhật Bản?

A. Trở thành một nước đế quốc.

B. Trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở châu Á.

C. Xóa bỏ chế độ phong kiến.

D. Làm cho nước Nhật giàu có nhanh chóng

Câu hỏi 44 :

Ý nào thể hiện tính chất tiến bộ của những cải cách do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng?

A. Giải quyết những vấn đề cấp thiết đặt ra với nước Nhật cuối thế kỉ XIX.

B. Tập trung vào vấn đề phát triển đất nước hoàn toàn theo mô hình phương Tây.  

C. Tiếp nối những giá trị lâu đời của nước Nhật

D. Thực hiện quyền dân chủ cho các tầng lớp nhân dân.

Câu hỏi 45 :

Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược


A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp.


B. Đài Loan, Nga, Mĩ.

C. Nga, Đức, Trung Quốc

D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.

Câu hỏi 46 :

Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868 là


A. thực hiện chính sách hòa hợp giữa các dân tộc.


B. xác định vai trò làm chủ của nhân dân lao động

C. thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. 

D. thủ tiêu hoàn toàn chế độ người bóc lột người.

Câu hỏi 47 :

Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến. 

B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.

C. Để tiêu diệt Tướng quân

D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Câu hỏi 48 :

Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?

A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.

B. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây

C. Đưa Nhật Bản trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á

D. Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Câu hỏi 49 :

Yếu tố nào đã đưa đến sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng ở Nhật Bản trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX?

A. Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy.

B. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa.

C. Sự cạnh tranh gay gắt của các công ti tư bản độc quyền.

D. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi 50 :

Sức mạnh của các công ti độc quyền ở Nhật Bản được thể hiện như thế nào?

A. Có nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh

B. Có khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế, chính trị của đất nước

C. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài để kiếm lời. 

D. Chiếm ưu thế cạnh tranh với các công ti độc quyền của nước ngoài.

Câu hỏi 51 :

Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là 

A. hữu nghị và hợp tác.

B. thân thiện và hòa bình

C. đối đầu và gây chiến tranh. 

D. xâm lược và bành trướng.

Câu hỏi 52 :

Yếu tố nào tạo điều kiện cho giới cầm quyền Nhật Bản có thể thực hiện được chính sách đối ngoại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện với phương Tây

B. Có tiềm lực về kinh tế, chính trị và quân sự.

C. Các công ti độc quyền hậu thuẫn về tài chính. 

D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

Câu hỏi 53 :

Việc tiến hành một loạt các cuộc chiến tranh xâm lược vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã chứng tỏ

A. Nhật Bản đủ sức cạnh tranh với các cường quốc lớn.

B. Thiên hoàng Minh Trị là một vị tướng cầm quân giỏi.

C. cải cách Minh Trị giành thắng lợi hoàn toàn

D. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu hỏi 54 :

Yếu tố nào tạo điều kiện cho giới cầm quyền Nhật Bản có thể thực hiện được chính sách đối ngoại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện với phương Tây

B. Có tiềm lực về kinh tế, chính trị và quân sự.

C. Các công ti độc quyền hậu thuẫn về tài chính. 

D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

Câu hỏi 55 :

Các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản được thành lập dựa trên cơ sở nào?

A. Sự phát triển của phong trào công nhân.

B. Sự đấu tranh của nông dân.

C. Sự ủng hộ của tầng lớp trí thức

D. Sự cho phép của Chính phủ Nhật

Câu hỏi 56 :

Yếu tố nào chi phối làm cho đế quốc Nhật Bản mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?

A. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.

B. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh kinh tế.

C. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì chế độ phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.

D. Vừa tiến lên tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh quân sự.

Câu hỏi 57 :

Việc thành lập các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX là kết quả của phong trào


A. nông dân.


B. tiểu tư sản.

C. học sinh, sinh viên.

D. công nhân.

Câu hỏi 58 :

Các tổ chức nghiệp đoàn ở Nhật Bản được thành lập dựa trên cơ sở nào?

A. Sự phát triển của phong trào công nhân.

B. Sự đấu tranh của nông dân.

C. Sự ủng hộ của tầng lớp trí thức

D. Sự cho phép của Chính phủ Nhật

Câu hỏi 59 :

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì?


A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.


B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân

D. Chủ nghĩa đế quốc phong

Câu hỏi 60 :

Nội dung nào dưới đây không nằm trong cải cách của Minh Trị trên lĩnh vực quân sự?

A. Công nghiệp đóng tàu chiến lược được chú trọng phát triển

B. Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

C. Chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ ngụ binh ư nông.

D. Tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài

Câu hỏi 61 :

Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì


A. giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền


B. nông dân không được phép mua bán ruộng đất

C. quyền lực nằm trong tay quý tộc và tư sản

D. chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.

Câu hỏi 62 :

Tháng 1/1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm

A. đưa Nhật Bản ngang tầm với Tây Âu.

B. xóa bỏ toàn bộ chế độ phong kiến lâu đời ở Nhật Bản.

C. tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển.

D. đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu

Câu hỏi 63 :

Cuộc cải cách Minh Trị (1868) ở Nhật Bản được đánh giá là

A. một cuộc cải cách lớn nhất ở Nhật Bản

B. một cuộc cách mạng tư sản.

C. một cuộc cách mạng cung đình

D. một cuộc canh tân đất nước.

Câu hỏi 64 :

Thế kỉ XIX trong lịch sử Nhật Bản và các nước châu Á được gọi là

A. thế kỉ phi thực dân hóa.

B. thế kỉ thực dân hóa.

C. thế kỉ xâm lược

D. thế kỉ đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu hỏi 65 :

Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị?

A. Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới

B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. 

C. Cử những học sinh giỏi đi học ở phương Tây.

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.

Câu hỏi 66 :

Chủ nghĩa đế quốc Nhật được gọi là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt, vì

A. tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.

B. tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.

C. tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quý tộc tư sản hóa nắm.

D. tầng lớp quý tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước

Câu hỏi 67 :

Từ giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc dưới sự cai trị của triều đình

A. Minh

B. Mãn Thanh

C. Đường

D. Tống

Câu hỏi 68 :

Ngày 1/1/1851 nổ ra cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu ở Trung Quốc?

A. Hồng Tú Toàn

B. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.

C. Thái bình Thiên quốc.

D. Nghĩa Hòa đoàn.

Câu hỏi 69 :

Cuộc chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh gây ra ở Trung Quốc vào thời gian nào?

A. Từ tháng 6/1840 đến tháng 7/1842.

B. Từ tháng 8/1840 đến tháng 6/1842.

C. Từ tháng 6/1840 đến tháng 8/1842.

D. Từ tháng 6/1840 đến tháng 6/1842.

Câu hỏi 70 :

Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do ai lãnh đạo?


A. Khang Hữu Vi


B. Tôn Trung Sơn

C. Lương Khải Siêu.

D. Hồng Tú Toàn.

Câu hỏi 71 :

Ngày 19/7/1864 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Trung Quốc?

A. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc bị thất bại.

B. Cuộc vận động Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. 

C. Từ Hi Thái Hậu làm cuộc chính biến, ra lệnh bắt vua Quang Tự.

D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc diễn ra ở miền Bắc Trung Quốc.

Câu hỏi 72 :

Đến cuối thế kỉ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc?

A. Vùng Sơn Đông

B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.  

C. Vùng Đông Bắc

D. Thành phố Bắc Kinh.

Câu hỏi 73 :

Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc kéo dài bao nhiêu năm?


A. 20 năm.


B. 14 năm

C. 15 năm

D. 24 năm.

Câu hỏi 74 :

Hiệp ước Nam Kinh (1842) mà chính quyền Mãn Thanh kí với thực dân Anh đã đưa đến hậu quả gì ở Trung Quốc?

A. Biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa của thực dân Anh.

B. Mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa. 

C. Biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa của thực dân Anh và các nước phương Tây.

D. Biến Trung Quốc thành một nước phụ thuộc Anh.

Câu hỏi 75 :

Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Ngày 1/1/1851, ở Quảng Tây (Trung Quốc).

B. Ngày 11/1/1851, ở Quảng Đông (Trung Quốc).

C. Ngày 11/1/1851, ở Thiên Kinh (Trung Quốc). 

D. Ngày 1/1/1851, ở Thiên Kinh (Trung Quốc).

Câu hỏi 76 :

Ai là người ủng hộ cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc?


A. Hồng Tú Toàn.


B. Tôn Trung Sơn.

C. Vua Quang Tự.

D. Từ Hi Thái Hậu.

Câu hỏi 77 :

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở vùng nào của Trung Quốc?

A. Sơn Đông.

B. Nam Kinh

C. Sơn Tây

D. Bắc Kinh

Câu hỏi 78 :

Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc là

A. chống triều đình phong kiến Mãn Thanh

B. chống sự xâm lược của các nước đế quốc.

C. chống lại Từ Hi Thái Hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự.

D. chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc.

Câu hỏi 79 :

Giai cấp tư sản Trung Quốc đã ra đời và lớn mạnh lên vào thời gian nào?

A. Ra đời vào cuối thế kỉ XVIII và lớn mạnh vào đầu thế kỉ XIX.

B. Ra đời vào cuối thế kỉ XIX và lớn mạnh vào đầu thế kỉ XX

C. Ra đời vào đầu thế kỉ XX và lớn mạnh vào giữa thế kỉ XX.

D. Ra đời vào giữa thế kỉ XX và lớn mạnh vào cuối thế kỉ XX.

Câu hỏi 80 :

Khi giai cấp tư sản ở Trung Quốc ra đời và lớn mạnh lên, họ bị chèn ép bởi thế lực nào?

A. Chế độ phong kiến Mãn Thanh.

B. Quý tộc mới và triều đình phong kiến Mãn Thanh

C. Tư bản nước ngoài và triều đình phong kiến Mãn Thanh

D. Tư bản nước ngoài.

Câu hỏi 81 :

Ai là người lãnh đạo của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc?


A. Khang Hữu Vi.


B. Mao Trạch Đông

C. Lương Khải Siêu

D. Tôn Trung Sơn.

Câu hỏi 82 :

Học thuyết Tam dân ở Trung Quốc nêu rõ điều gì?

A. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”. 

B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”

C. “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”. 

D. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”.

Câu hỏi 83 :

Trung Quốc Đồng minh hội ra đời vào thời gian nào?


A. Tháng 8/1905.


B. Tháng 9/1905

C. Tháng 10/1905

D. Tháng 11/1905.

Câu hỏi 84 :

Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào năm 1905 có tên gọi là 

A. Đảng Dân chủ tư sản Trung Quốc.

B. Đảng Dân chủ tư sản kiểu mới ở Trung Quốc.

C. Trung Quốc Đồng minh hội

D. Trung Quốc Liên minh hội.

Câu hỏi 85 :

Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã thực hiện những nhiệm vụ gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển

B. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược.  

C. Đánh đuổi đế quốc xâm lược.

D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết ruộng đất cho nông dân.

Câu hỏi 86 :

Cách mạng Tân Hợi năm 1911 được đánh giá là một cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản

B. dân chủ tư sản kiểu mới.

C. vô sản.

D. dân chủ tư sản chưa triệt để

Câu hỏi 87 :

Hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là

A. chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược.

B. chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.  

C. chưa tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển

D. chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.

Câu hỏi 88 :

Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là

A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.

B. cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa.  

C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

D. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

Câu hỏi 89 :

Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc

A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.

B. cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa.

C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc

D. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

Câu hỏi 90 :

Từ thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc đứng trước nguy cơ trở thành

A. “sân sau” của các đế quốc

B. “ván bài” trao đổi giữa các đế quốc

C. “quân cờ” cho các đế quốc điều khiển.   

D. “miếng mồi ngon” cho các đế quốc xâu xé, phân chia

Câu hỏi 91 :

Yếu tố nào giúp các đế quốc xâu xé được Trung Quốc?

A. Phong trào bãi công của công nhân lan rộng khắp cả nước.

B. Phong trào nông dân chống phong kiến bùng nổ.

C. Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh.

D. Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản.

Câu hỏi 92 :

Phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến của nhân dân Trung Quốc bắt đầu từ


A. đầu thế kỉ XIX.


B. giữa thế kỉ XIX

C. cuối thế kỉ XIX.

D. đầu thế kỉ XX.

Câu hỏi 93 :

Chiến tranh thuốc phiện 1840 - 1842 là cuộc chiến tranh giữa


A. Anh và Pháp.


B. Đức và Trung Quốc

C. Anh và Trung Quốc

D. Pháp và Trung Quốc.

Câu hỏi 94 :

Kết quả lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc là

A. xây dựng được chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh).

B. Buộc các đế quốc phải thu hẹp vùng chiếm đóng

C. Mở rộng căn cứ khởi nghĩa ra khắp cả nước. 

D. Xóa bỏ sự tồn tại của chế độ phong kiến

Câu hỏi 95 :

Chính sách tiến bộ nhất của chính quyền Trung ương Thiên Kinh (Nam Kinh) là

A. thực hiện các quyền tự do dân chủ

B. xóa bỏ mọi loại thuế khóa cho nhân dân. 

C. xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến.  

D. thực hiện chính sách bình quân ruộng đất, bình quyền nam nữ

Câu hỏi 96 :

Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

A. đưa Trung Quốc phát triển, thoát khỏi tình trạng bị các đế quốc xâu xé.

B. thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân

B. thực hiện những cải cách tiến bộ để cải thiện đời sống nhân dân

D. khẳng định vai trò của quan lại, sĩ phu tiến bộ.

Câu hỏi 97 :

Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc phát triển chủ yếu trong lực lượng nào?


A. Đông đảo nhân dân.


B. Tầng lớp công nhân

C. Giai cấp địa chủ phong kiến

D. Tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến.

Câu hỏi 98 :

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là

A. không dựa vào nhân dân.

B. chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt

C. sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái Hậu đứng đầu.

D. những người lãnh đạo chưa có kinh nghiệm.

Câu hỏi 99 :

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nhằm mục tiêu

A. tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.

B. tấn công trụ sở của chính quyền phong kiến Mãn Thanh

C. tấn công tô giới của các đế quốc tại Trung Quốc

D. đánh đuổi đế quốc khỏi Trung Quốc.

Câu hỏi 100 :

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của phong trào Nghĩa Hòa đoàn là

A. bị liên quân 8 nước đàn áp.

B. không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

C. bị triều đình Mãn Thanh bắt tay với các đế quốc cùng đàn áp. 

D. thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí.

Câu hỏi 101 :

Nội dung chính của Điều ước Tân Sửu (1901) là

A. nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước chiếm đóng Bắc Kinh.

B. trả lại cho nhà Thanh một số vùng đất và các đế quốc được phép chiếm đóng Bắc Kinh

C. nhà Thanh phải trả tiền bòi thường chiến tranh và mở cửa tự do cho người nước ngoài vào Trung Quốc buôn bán

D. nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và cắt đất cho các đế quốc thiết lập vùng tô giới.

Câu hỏi 102 :

Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu


A. Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến


B. các đế quốc đã chia sẻ xong “cái bánh ngọt” Trung Quốc

C. Trung Quốc trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. 

D. triều đình Mãn Thanh đầu hàng hoàn toàn, nhà nước phong kiến Trung Quốc sụp đ

Câu hỏi 103 :

Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?


A. Vô sản. 


B. Phong kiến

C. Tự do dân chủ.

D. Dân chủ tư sản.

Câu hỏi 104 :

Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của

A. giai cấp vô sản Trung Quốc

B. giai cấp nông dân Trung Quốc.

C. giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc.  

D. liên minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc.

Câu hỏi 105 :

Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là

A. trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu công nông.

B. nông dân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.

C. công nhân, trí thức tư sản, đại chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh

D. công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh.

Câu hỏi 106 :

Để trao quyền kinh doanh đường sắt cho các đế quốc, chính quyền Mãn Thanh đã làm gì?

A. Xây dựng mạng lưới đường sắt đến các thành phố lớn ở Trung Quốc. 

B. Trao quyền kinh doanh đường sắt cho các công ti nước ngoài

C. Ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. 

D. Quyết định thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

Câu hỏi 107 :

Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Đánh đổ Mãn Thanh

B. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày. 

C. Tấn công tô giới của các đế quốc tại Trung Quốc.

D. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.

Câu hỏi 108 :

Cuộc khởi nghĩa do Trung Quốc Đồng minh hội phát động diễn ra đầu tiên ở đâu?

A. Nam Kinh.

B. Vũ Xương. 

C. Vũ Hán.

D. Bắc Kinh

Câu hỏi 109 :

Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phát triển theo con đường nào


A. Dân chủ tư sản


B. Đấu tranh ôn hòa

C. Cách mạng vô sản

D. Đấu tranh bạo động.

Câu hỏi 110 :

Thành quả lớn nhất của Cách mạng Tân Hợi là

A. thành lập Trung Hoa Dân quốc

B. buộc các đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí

B. buộc các đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí

D. đem lại ruộng đất cho dân cày nghèo.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK