Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Lịch sử Chuyên đề Lịch sử 11 Chủ đề 2: Ấn độ và đông nam á cuối thế kỉ xix - đầu thế kỉ xx !!

Chuyên đề Lịch sử 11 Chủ đề 2: Ấn độ và đông nam á cuối thế kỉ xix - đầu...

Câu hỏi 1 :

Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân


A. Anh.


B. Pháp

C. Bồ Đào Nha

D. Tây Ban Nha.

Câu hỏi 2 :

: Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân nào hoàn thành việc xâm chiếm In-đô-nê-xi-a?

A. Hà Lan
   

B. Pháp.

C. Bồ Đào Nha.

D. Tây Ba Nha

Câu hỏi 4 :

Cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược quốc gia nào sau đây?


A. Miến Điện.


B. Mã Lai

C. Phi-lip-pin.

D. Lào.

Câu hỏi 7 :

Nội dung nào sau đây không đúng về chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX?

A. Xóa bỏ chế độ đẳng cấp.

B. Mua chuộc giai cấp phong kiến bản xứ.

C. Chia rẽ chủng tộc, tôn giáo

D. Ra sức vơ vét, bóc lột tài nguyên.

Câu hỏi 8 :

Nội dung nào sau đây không đúng về chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?

A. Duy trì chế độ đẳng cấp.

B. Mua chuộc giai cấp phong kiến bản xứ.

C. Thiết lập chính quyền tự trị của người bản xứ.

D. Vơ vét, bóc lột tài nguyên.

Câu hỏi 9 :

Đảng Quốc Đại (thành lập năm 1885) là chính đảng đại diện cho giai cấp nào ở Ấn Độ?


A. Công nhân. 


B. Nông dân

C. Địa chủ.

D. Tư sản.

Câu hỏi 10 :

Chủ trương của Đảng Quốc Đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1905 là

A. lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng quốc gia độc lập.

B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang đòi quyền tự trị. 

C. đấu tranh ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách.   

D. tập hợp nhân dân nổi dậy đấu tranh vũ trang, đòi quyền tự trị.

Câu hỏi 11 :

Cơ sở cho sự ra đời của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ vào cuối thế kỉ XIX là

A. ý thức chính trị của tư sản Ấn Độ ngày càng phát triển.

B. sự hình thành của tầng lớp thương nhân Ấn Độ.

C. chính phủ Anh chấp nhận trao quyền tự trị cho Ấn Độ.

D. công nhân Ấn Độ đã trưởng thành về ý thức chính trị.

Câu hỏi 12 :

Sự ra đời Đảng Quốc Đại (năm 1885)

A. diễn ra đồng thời với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Ấn Độ.

B. đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị

C. đã mở đầu cao trào đấu tranh vũ trang đòi độc lập ở Ấn Độ.  

D. đánh dấu giai cấp công nhân Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

Câu hỏi 13 :

Phái cấp tiến trong Đảng Quốc Đại Ấn Độ do Ti-lắc đứng đầu có chủ trương

A. đấu tranh ôn hòa đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách. 

B. lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc. 

C. đấu tranh ôn hòa, đòi quyền tự trị cho Ấn Độ. 

D. thỏa hiệp với thực dân Anh cùng cai trị Ấn Độ

Câu hỏi 14 :

Sự kiện nào là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cao trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

A. Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) thành lập. 

B. Chính phủ Anh ban hành đạo luật chia cắt Ben-gan

C. Cuộc tổng bãi công 6 ngày của hàng vạn công nhân Bom-bay.

D. Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ

Câu hỏi 15 :

Cao trào đấu tranh trong những năm 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ đã

A. buộc thực dân Anh phải công nhận nền độc lập của Ấn Độ

B. xóa bỏ hoàn toàn sự phân biệt về đẳng cấp ở Ấn Độ.

C. xóa bỏ hoàn toàn sự cách biệt về tôn giáo ở Ấn Độ

D. buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan

Câu hỏi 16 :

Nhận xét nào đúng về tính chất của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?

A. Chỉ có tính dân tộc.

B. Không có tính cách mạng, 

C. Có tính dân tộc sâu sắc

D. Chỉ có tính dân chủ.

Câu hỏi 17 :

Ở Ấn Độ, phong trào dân tộc 1905 - 1908 có điểm khác biệt nào sau đây so với phong trào yêu nước giai đoạn trước?

A. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.

B. Diễn ra trên quy mô rộng lớn và thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

C. Do giai cấp phong kiến lãnh đạo, đấu tranh vì quyền lợi giai cấp

D. Do một bộ phận của giai cấp tư sản lãnh đạo, đấu tranh vì độc lập dân tộc.

Câu hỏi 18 :

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á trong bối cảnh

A. Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang lâm vào khủng hoảng. 

B. Các nước châu Âu và Bắc Mĩ bắt đầu tiến hành cách mạng tư sản

C. Ấn Độ, Trung Quốc đã cải cách thành công và giữ được độc lập dân tộc. 

D. Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á đang phát triển thịnh đạt.

Câu hỏi 21 :

Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Cam-pu-chia có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền ở Việt Nam?

A. Khởi nghĩa của A-cha Xoa.

B. Khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

C. Khởi nghĩa của Si-vô-tha

D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc

Câu hỏi 22 :

Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân Lào kéo dài hơn 30 năm?

A. Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.

B. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc

C. Khởi nghĩa của Si-vô-tha.

D. Khởi nghĩa của A-cha Xoa.

Câu hỏi 23 :

Nhận xét nào không đúng về phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu

B. vẫn còn mang tính lẻ tẻ, tự phát,

C. Đã có một tổ chức thống nhất lãnh đạo

D. Thể hiện tinh thần đoàn kết của ba dân tộc Đông Dương

Câu hỏi 24 :

Một trong những biện pháp cải cách của vua Xiêm Ra-ma V là

A. cải cách hành chính theo khuôn mẫu các nước phương Tây.

B. nhà nước nắm độc quyền đối với tất cả các ngành kinh tế

C. xóa bỏ hoàn toàn thuế ruộng đất đối với nông dân.

D. ban hành hiến pháp mới quy định chế độ cộng hòa.

Câu hỏi 25 :

Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Xiêm Ra-ma V vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ; giảm nhẹ thuế ruộng cho nông dân.

B. Lập Hội đồng Chính phủ thay thế cho bộ máy hành pháp của triều đình.  

C. Nhà nưởc nắm độc quyền, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế.

D. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp.

Câu hỏi 26 :

Các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm được thực hiện trong bối

A. thực dân Pháp đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Xiêm. 

B. đất nước đứng trước sự đe dọa xâm nhập của chủ nghĩa thực dân.

C. Xiêm đã trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

D. các nước khác ở châu Á đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

Câu hỏi 27 :

Các biện pháp cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây?

A. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Anh đối với Xiêm.

B. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp đối với Xiêm

C. Đưa đất nước trở thành một cường quốc tư bản chủ nghĩa.

D. Đưa đất nước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 28 :

Chính sách ngoại giao của vua Ra-ma V ở Xiêm có ý nghĩa nào sau đây?

A. Đưa Xiêm trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập. 

B. Đưa đất nước trở thành một đế quốc tư bản chủ nghĩa hùng mạnh. 

C. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Pháp đối với Xiêm

D. Gạt bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Anh đối với Xiêm.

Câu hỏi 29 :

Cuộc cải cách ở Xiêm và Duy tân Mậu Tuất ờ Trung Quốc có điểm tương đồng nào sau đây?

A. Diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân tăng cường xâm lược thuộc địa.

B. Được tiến hành “từ dưới lên", dựa vào quần chúng nhân dân

C. Được thực hiện thành công, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc

D. Góp phần đưa đất nước trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa.

Câu hỏi 30 :

Nội dung nào sau đây không đúng về phong trào dân tộc 1905 - 1908 ở Ấn Độ?

A. Thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.

B. Thể hiện sự thức tỉnh về ý thức dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

C. Do bộ phận cấp tiến trong giai cấp tư sản Ấn Độ lãnh đạo.

D. Đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và bước lên vũ đài chính trị

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK