Cho và nhận
Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.
- Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đầu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.
Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.
(Xuân Lương)
Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5đ)
A. Vì bạn ấy bị đau mắt.
B. Vì bạn ấy không có tiền
C. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.
Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5đ)
A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
C. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyển tiếp món quà cho người khác.
Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào? (0,5đ)
A. Cô là người quan tâm đến học sinh.
B. Cô rất giỏi về y học.
C. Cô muốn mọi người biết mình có lòng tốt.
A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
B. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
C. Cô là người luôn sống vì người khác.
Câu nào sau đây là câu ghép? (0,5đ)
A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
B. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
C. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
Phong cảnh đền Hùng
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đ nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bứ xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
Theo Đoàn Minh Tuấn
Đền Hùng ở đâu và thờ ai? (0,5đ)
A. Ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và thờ các vua Hùng.
B. Ở núi Hồng Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phúc và thời Hùng Vương.
C. Ở núi Ba Vì, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và thờ vua An Dương Vương.
Câu văn nào sau đây miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? (0,5đ)
A. Những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa; đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh ....
B. Đỉnh Ba Vì vòi vọi, dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh ....
C. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn.
Bài văn gợi nhớ đến những truyền thuyết gì? (0,5đ)
A. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.
B. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.
C. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.
Ngày nào là ngày giỗ Tổ? (0,5đ)
A. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.
B. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.
D. Ngày mùng năm tháng mười hằng năm.
A. Nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng.
B. Nhớ về nguồn gốc, quê hương mình.
C. Cả A và B.
Dòng nào dưới đây nếu đúng nội dung bài văn? (1đ)
A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên
B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
Trong bài đọc có mấy cụm từ đồng nghĩa với cụm từ “Tổ quốc Việt Nam”? (1đ)
A. Một cụm từ, đó là:
B. Hai cụm từ, đó là:
C. Ba cụm từ, đó là:
Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn? (1đ)
A. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa.
C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm.
Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì? (0,5đ)
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu
Hai mẹ con
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Vì vậy, nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương... Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn... Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5đ).
A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.
B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.
Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5đ)
A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.
B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.
C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.
Dòng nào dưới đây nếu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưa. ................. cách ký tên.”)? (0,5đ)
A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ.
B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
A. Từ đồng âm.
Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào? (0,5đ)
A. Trong trẻo, réo rắt.
B. Êm đềm, rộn rã.
Chú chim họa mi được tác giả ví như ai? (0,5đ)
A. Nhạc sĩ tài ba.
B. Nhạc sĩ giang hồ.
Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót? (0,5đ)
A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hát của mình.
B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy.
C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn.
Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tĩnh mịch” ? (0,5đ)
A. im lặng
Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa? (1đ)
A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.
B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt.
C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.
Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5đ)
A. Liên kết bằng cách lập từ ngữ.
B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.
C. Liên kết bằng từ ngữ nối.
Những mảnh chắp vá trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì? (M2-0,5đ)
A. Đó là tình yêu thương của ông lão trao cho và nhận được từ mọi người.
B. Đó là những nỗi đau mà ông lão đã trải qua trong cuộc sống.
C. Đó là những đường nét sáng tạo của ông lão trên bức tranh.
Những vết lõm trên trái tim ông lão có ý nghĩa gì? (M3-1đ)
A. Đó là những tổn thương mà ông lão đã chịu đựng trong cuộc sống.
B. Đó là những phần trái tim của ông lão trao đi mà chưa được nhận lại.
C. Đó là những khó khăn, chông gai mà ông lão đã phải trải qua.
Dấu phẩy trong câu “Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động của mình.” có tác dụng gì? (M2-0,5đ)
A. Ngăn cách hai vế câu ghép.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các thành phần cùng làm chủ ngữ.
Em hãy đọc bài “Con gái” trong sách Tiếng Việt 5 tập 2, trang 112 và trả lời các câu hỏi sau:
Từ “Vịt trời” xuất hiện trong câu chuyện mang hàm ý gì? (1đ)
A. Vịt trời là một loài vịt hiếm, bay lượn trên bầu trời, từ vịt còn được dùng để chỉ những thứ quý hiếm cần được trân trọng.
B. Cách gọi con gái với ý xem thường, cho rằng con gái lớn lên sẽ đi lấy chồng, bố mẹ không nhờ vả được gì.
C. Cách gọi con trai với ý coi thường, cho rằng con trai lớn lên chỉ biết chơi bời, lêu lổng nên bố mẹ không nhờ được gì cả.
Khi phát hiện ra em Hoan vì đuổi theo con cào cào mà trượt chân sa xuống ngòi, Mơ đã có hành động gì? (1đ)
A. Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu em Hoan.
B. Mơ đứng trên bờ la thật to để mọi người đến cứu em Hoan.
C. Mơ quá sợ hãi trước cảnh tượng của em Hoan nên đã bỏ chạy.
A. Bạn Mơ là một cô gái vừa chăm ngoan, học giỏi lại biết nghe lời bố mẹ và sống rất tình cảm.
B. Qua chuyện của Mơ ta thấy xem thường con gái là chuyện vô lí, bất công, lạc hậu.
C. Sinh con trai hay con gái không quan trọng, quan trọng là phải nuôi dạy con thành người có ích cho xã hội.
Ý nghĩa của câu chuyện là gì? (1đ)
A. Phê phán quan niệm lạc hậu “trọng nam khinh nữ”.
B. Khen ngợi cô bé Mơ ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiếu thảo với bố mẹ, dũng cảm cứu bạn làm thay đổi suy nghĩ của những người thân về quan niệm sinh con gái.
C. Cả A,B đều đúng.
Em hãy đọc bài “Tà áo dài Việt Nam” trong sách Tiếng Việt 5 tập 2, trang 122 và trả lời câu hỏi:
Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, vậy mặc áo lối mớ ba, mớ bảy là như thế nào? (M1-1đ)
A. Là một chiếc áo phải mặc từ hôm thứ ba cho tới hôm thứ bảy.
B. Là vào thứ ba thì mặc bảy cái áo lồng vào mà vào thứ bảy thì phải mặc ba cái áo lồng vào nhau.
C. Thứ ba và thứ bảy là những ngày quan trọng phải mặc quần áo cho nghiêm chỉnh.
Đâu là đặc điểm của áo dài tân thời? (M2-1đ)
A. Là áo dài cổ truyền được cải tiến.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Từ khi nào những chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến thành áo dài tân thời vừa mang hồn Việt lại phảng phất nét Tây phương? (M3-1đ)
A. Từ đầu thế kỉ XIX.
B. Từ những năm 30 của thế kỉ XIX.
Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?(M4-1đ)
A. Bởi vì trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
B. Bởi vì ngoài áo dài ra dân tộc Việt Nam chưa có một trang phục dân tộc nào đẹp hơn thế.
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tôi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe?
Hoàng Phương
Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? (0,5đ)
A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng.
B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca.
C. Vì cô không có quần áo đẹp.
Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? (0,5đ)
A. Suy nghĩ và khóc một mình.
B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già.
C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
Cụ già đã làm gì cho cô bé? (0,5đ)
A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”.
B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát.
Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? (0,5đ)
A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát.
B. Cụ già tốt bụng.
C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
“Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.”. Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5đ)
A. Lặp từ ngữ.
B. Thay thế từ ngữ.
Anh Ba Chẩn hỏi Út có dám rải truyền đơn không? (0,5đ)
A. Dám
A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
C. Đêm đó chị ngủ yên.
Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? (1đ)
A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bệ rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Vì sao chị Út muốn thoát li? (0,5đ)
A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
B. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho Cách mạng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1đ)
A. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.
B. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu "Út có dám rải truyền đơn không?" là loại câu gì? (0,5đ)
A. Câu hỏi.
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? (1đ)
Em hãy đọc bài “Bầm ơi” trong sách Tiếng Việt 5 tập 2, trang 130 và trả lời các câu hỏi sau:
Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? (0,5đ)
A. Buổi chiều đứng ở ngõ sau gió hun hút lạnh lẽo khiến anh chiến sĩ nhớ tới mẹ.
B. Cảnh chiều đang mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà.
C. Trên đường hành quân đầy cực nhọc và vất vả, anh chiến sĩ bỗng tủi thân nhớ mẹ ở quê nhà.
Điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh khổ thơ sau: (0,5đ)
Con ra tiền tuyến xa xôi……………….., cả đôi mẹ hiền
A. Yêu bầm yêu nước
B. Yêu nước yêu bầm
Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm mẹ yên lòng? (0,5đ)
B. Anh chiến sĩ muốn báo tin để mẹ yên lòng rằng con đi đánh giặc 10 năm nữa sẽ về với mẹ.
C. Anh chiến sĩ muốn nói cho mẹ biết dù phải vượt qua trăm núi ngàn khe thì con cũng sẽ sống sót trở về bên mẹ.
Ý nghĩa của bài thơ là gì? (1đ)
A. Cho biết công việc đồng áng là vô cùng vất vả, cần phải trân trọng mỗi một hạt thóc, hạt gạo mà người nông dân làm ra.
B. Ca ngợi những người chiến sĩ dũng cảm sẵn sàng chiến đấu bảo vệ sự yên bình cho đất nước.
C. Ca ngợi những người chiến sĩ khéo léo, tài ba làm ra những chiếc áo dài duyên dáng, mang cả hồn dân tộc vào trong đó.
Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào gồm các từ láy? (0,5đ)
A. Nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhẹ
B. Nhỏ nhen, mỏng manh, mênh mông, mệt mỏi
C. Máu mủ, tươi tắn, tươi cười, tươi tốt
Từ nào không đồng nghĩa với các từ còn lại? (0,5đ)
A. ngào ngạt
Khi nhà trường phát động phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, Út Vịnh nhận nhiệm vụ gì? (1đ)
A. Thuyết phục Sơn không thả diều trên đường tàu.
B. Thuyết phục bé Hoa và Lan không chơi chuyền trên đường tàu.
C. Thuyết phục các bạn nhỏ không ném đá lên tàu.
Hành động cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu cho thấy Vịnh là người như thế nào? (0,5đ)
A. Thông minh.
Dấu phẩy trong câu “Cây cối trơ cành, rụng lá” có tác dụng gì? (1đ)
A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Dấu chấm hỏi dùng để làm gì? (0,5đ)
A. Để kết thúc câu hỏi.
B. Để kết thúc câu cảm hoặc câu khiến.
C. Để ngăn cách các vế câu.
Thêm một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép: (1đ)
a) Nhờ bạn giúp đỡ
b) Tuy đêm đã khuya
Em hãy đọc bài “Những cánh buồm” trong sách Tiếng Việt 5 tập 2, trang 140 và trả lời câu hỏi sau:
Người con đã hỏi người cha câu gì? (M1-1đ)
A. Sao xa kia chỉ thấy nước trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
B. Sao cha không dẫn con đi thật xa/Xa mãi tới chân trời phía bên kia?
C. Sao mặt trời lại tỏa nắng chói chang/ Sao chim lại hót, gió thổi, nhành cây lại rung?
Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì? (M2-1đ)
A. Con muốn có mẹ bên cạnh, con muốn gia đình được đoàn tụ.
B. Con muốn được đi bơi, muốn được dạo chơi trong nắng.
C. Con muốn đi tới thật nhiều nơi, khám phá những điều mà con chưa được biết đến.
Ước mơ của người con gợi cho cha nhớ đến điều gì? (M3-1đ)
A. Gợi cho người cha nhớ đến những năm tháng vất vả, đau thương của mình.
B. Gợi cho người cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
C. Gợi cho người cha nhớ đến người mình yêu.
Ý nghĩa của bài thơ là gì? (M4-24)
A. Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình ngày càng trưởng thành. Đã biết thay cha lo toan, gánh vác những công việc ở trong gia đình.
B. Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những giấc mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
C. Cảm xúc lo lắng của người cha trước sự trưởng thành của con trai mình. Lo sợ con trên con đường tự lập trưởng thành sẽ phải gặp những khó khăn, vất vả.
RỪNG GỖ QUÝ
Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vàng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:
- Ông lão đến đây có việc gì?
- Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá!
- Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà ông mới được mở ra!
Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiến lại căn dặn:
- Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!
Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn... Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.
Truyện cổ Tày - Nùng
Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì? (0,5đ)
A. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.
B. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc.
C. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc.
Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh? (0,5đ)
A. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát.
B. Vì cô tiên nữ chạy lại hỏi ông.
Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì? (0,5đ)
A. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.
B. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.
Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý? (0,5đ)
A. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần hộp trước.
B. Tỏa mùi thơm, lắc nghe lốc cốc quý gấp trăm lần hộp trước.
C. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.
Vì sao nói hộp thứ hai gấp trăm lần hộp thứ nhất? (0,5đ)
A. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước.
B. Vì có nhiều loại cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước.
C. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng.
A. gian lều cỏ tranh / ăn gian nói dối.
B. cánh rừng gỗ quý / cánh cửa hé mở.
Các vế trong câu “Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra.” được nối với nhau bằng cách nào? (0,5đ)
A. Nối bằng một quan hệ từ.
B. Nối bằng một cặp quan hệ từ.
Bài văn viết theo trình tự thời gian nào? (0,5đ)
A. Từ sáng đến đêm khuya.
B. Từ sáng đến tối.
Khi nào con đường thấy mình như trẻ lại? (0,5đ)
A. Nghe bước chân của các bác tập thể dục.
B. Có bước chân vui đầy no ấm của người đi chợ.
C. Đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy.
Thời gian nào con đường thấy thư thái, dễ chịu? (0,5đ)
A. Buổi sáng.
Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5đ)
Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
A. Lặp từ ngữ.
B. Thay thế từ ngữ.
Em hãy đặt một câu ghép trong đó có sử dụng cáp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản để liên kết các vế câu. (1đ)
Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào? (0,5đ)
A. Trong trẻo, réo rắt.
B. Êm đềm, rộn rã.
Chú chim họa mi được tác giả ví như ai? (0,5đ)
A. Nhạc sĩ tài ba.
B. Nhạc sĩ giang hồ.
Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót? (0,5đ)
A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình.
B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy.
C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn.
Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tĩnh mịch” ? (0,5đ)
A. im lặng
Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa? (1đ)
A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.
B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt.
C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.
Hai câu: “Khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào? (0,5đ)
A. Liên kết bằng cách lập từ ngữ.
B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.
C. Liên kết bằng từ ngữ nối.
A. Mẹ mua cho.
B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của ba để lại.
C. Mẹ sửa chiếc áo của ba để lại.
Chiếc áo của ba đã trở thành chiếc áo xinh xinh của bạn nhỏ vì: (1đ)
A. Bạn nhỏ đã mặc vừa chiếc áo của ba.
B. Mẹ đã khéo chữa chiếc áo của ba vừa với bạn nhỏ.
C. Bạn nhỏ rất yêu ba nên thấy chiếc áo của ba cũng rất đẹp.
Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nội dung bài đọc. (1đ)
A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa với bạn nhỏ.
B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.
C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.
Theo em khi mặc chiếc áo của ba, bạn nhỏ có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình? (0,5đ)
Trong câu “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.”, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì)? (1đ)
Viết lại câu sau cho hay hơn: (0.5 đ)
Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.
Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Một ngày mới bắt đầu.
Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
Đường phố bắt đầu hoạt động và huyên náo. Những chiếc xe tải nhỏ, xe lam, xích lô máy nườm nượp chở hàng hóa và thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối,... đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn.
Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!
(Nguyễn Mạnh Tuấn)
Tác giả tả những sự vật gì? (0,5đ)
A. Màn đêm, cây cối, đất đai, rừng núi.
B. Mặt trời, màn đêm, cây cối, xe cộ, các tòa nhà.
C. Mặt trời, đất đai, đồng ruộng, các tòa nhà.
o (1) Trời chưa sáng, đường phố đã hoạt động huyên náo.
o (2) Mặt trời xuất hiện, những tiếng máy nổ giòn đã đánh thức cả thành phố.
o (3) Những chiếc xe chở hàng hóa từ thành phố đi về các vùng ngoại ô.
A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Em hãy đọc bài “Sang năm con lên bảy” trong SGK Tiếng Việt 5 tập 2, trang 149 và trả lời các câu hỏi sau:
Đọc khổ thơ thứ 2 và cho biết thế giới tuổi thơ đã thay đổi như thế nào khi ta lớn lên? (0,5đ)
A. Không còn được bố mẹ cưng chiều, chăm bẵm như hồi nhỏ.
B. Gió, cây và muôn loài chẳng còn biết nói, biết suy nghĩ và hành động như trong những câu chuyện cổ tích nữa.
C. Bạn bè chẳng còn ở bên cạnh chúng ta như những ngày thơ bé.
A. Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật, từ chính đôi bàn tay của mình.
B. Hạnh phúc được tìm thấy trong vòng tay của cha, của mẹ.
C. Hạnh phúc được tìm thấy trong mái ấm gia đình.
A. Bà nói với cháu.
B. Ông nói với cháu.
A. Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
B. Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Con cần biết sống hoà mình, chan hòa với thiên nhiên, có như vậy thì niềm hạnh phúc của con mới trọn vẹn được.
C. Điều mà người cha muốn nói với con đó là: Dù con có lớn thế nào, có đi đâu bao xa cũng không được quên đi những năm tháng tuổi thơ, những người đã từng xuất hiện trong cuộc đời con.
A. Hi sinh
A. Dịu dàng, lim dim, mơ màng, thiêm thiếp, hí hửng, lênh láng.
B. Bao bọc, ôm ấp, cỏ cây, vạn vật, lim dim, thiêm thiếp.
C. Dịu dàng, mơ màng, mỏi mệt, thiêm thiếp, lênh láng.
A. Cái hương vị ngọt ngào nhất.
B. Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò.
C. Cái hương vị.
A. Chị ngã, em nâng.
B. Non xanh nước biếc.
A. Tối dạ – chậm chạp
B. Ngu dốt – vụng về
A. Đồng hương
A. Từ nhiều nghĩa
A. Đẹp vô cùng đất nước của chúng ta.
B. Xanh biêng biếc nước sông hương, đỏ rực hai bên bờ là màu hoa phượng vĩ.
Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? (0,5đ)
A. Đi đâu cũng mang theo.
B. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước.
C. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặng vừa bị thối rữa, rỉ nước.
A. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người.
B. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng ấy mãi trong lòng.
C. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở!
A. Rộng lòng tha thứ.
B. Cảm thông và chia sẻ.
C. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.
Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).
Copyright © 2021 HOCTAPSGK