Trong bài “Chú đi tuần” (Tiếng Việt 5 – Tập 2), nhà thơ Trần Ngọc có viết: (3đ)
Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
Em hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú bộ đội trong đoạn thơ trên.
Qua đoạn thơ trên, nhà thơ Trần Ngọc đã vẽ lên một hình tượng chú bộ đội đầy kiên trung, tận tụy với công việc bảo vệ giấc ngủ cho nhân dân. Giữa “đêm khuya vắng vẻ”, khi mọi người đang chìm trong giấc ngủ say, hình ảnh chú bộ đội “đi tuần” khiến em thấy thật khâm phục và cảm động. Càng khâm phục và cảm động hơn khi công việc đi tuần ấy được thực hiện giữa không gian của một đêm mùa đông nơi miền Bắc. Nơi mà bất kì ai sinh ra ở đó đều cảm nhận được sự khắc nghiệt của mùa đông. “lạnh buốt đôi tay”, “nép mình dưới bóng hàng cây”, những câu từ ấy sao nghe xót xa đến vậy. Nhưng chính sự xót xa đó lại khắc sâu hơn về sự hi sinh, sức chịu đựng của một người lính Cụ Hồ. Sự hi sinh đó để cho một mục đích cao cả: “giữ ấm nơi cháu nằm”. Là thế hệ tương lai của đất nước, em trân trọng và kính phục sự hi sinh của bao người lính, ngày đêm phục vụ nhân dân, bảo vệ tổ quốc. Sự hi sinh đó làm cho em có động lực để phấn đấu, học tập tốt hơn nữa để không phụ sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước. Cám ơn nhà thơ Trần Ngọc đã cho em biết về một hình tượng chú bộ đội đẹp đến vậy.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK