Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 5 Tiếng việt Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 (Mới nhất) !!

Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 (Mới nhất) !!

Câu hỏi 1 :

Đọc hiểu:

Đọc thầm bài: 

CÁI ÁO CỦA BA

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “Chú bộ đội”. Có bạn hỏi “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “ Mẹ tớ may đấy!” Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hy sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong một cái áo chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

PHẠM HẢI LÊ CHÂU​


Dựa vào nội dung bài đọc hãy:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và làm bài tập sau:

 Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu?

A. Mẹ mua cho.

B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của ba để lại.

C. Mẹ sửa chiếc áo của ba để lại.

D. Mẹ tặng em ngày sinh nhật.

Câu hỏi 3 :

Dòng nào nêu đúng nhất nội dung bài đọc.

A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo sửa vừa vặn với bạn nhỏ.

B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

C. Tình cảm của em nhỏ đối với ba.

D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo sửa lại cho vừa với bạn nhỏ. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.

Câu hỏi 4 :

Ba bạn nhỏ mất khi nào ?

A. Khi đi tắm biển

B. Khi đi tuần tra ở biên giới.

C. Khi đi du lịch

D. Khi đi chiến đấu trên chiến trường.

Câu hỏi 9 :

Đọc hiểu: 

Nhân cách quý hơn tiền bạc

Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346), quê ở huyện Chi Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304, làm quan ở cả ba triều nhà Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên”

Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng. Sau khi lo đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:

-Ta muốn trích ít tiền trong kho đem đến biểu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế liệu có được không?

Viên quan tâu:

-Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biểu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận. Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.

Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.

Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:
Tâu Hoàng thượng! Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần. Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ.

Vua Minh Tông đáp:

-Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao!

Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến. Mạc Đĩnh Chi khảng khải đáp.

Vua rất cảm kích tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi, đành giữ lại tiền và cho ông lui.

Theo Quỳnh Cư


Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây và làm các bài tập :

 Mạc Đĩnh Chi quê ở đâu?


A. Ở huyện Chi Linh, tỉnh Hải Dương.



B. Ở tỉnh Thanh Hoá,



C.  Ở Hà Nội.


Câu hỏi 10 :

Khâm phục tài năng cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu gì?

A. Giỏi việc nước


B.  Lưỡng quốc Trạng nguyên.


C.  Quan giỏi văn.

Câu hỏi 11 :

Vì sao Mạc Đĩnh Chi làm quan nhưng nhà ông thường nghèo túng?


A. Vì ông làm quan rất thanh liêm.



B. Vì lương làm quan của ông rất thấp.



C.  Vì ông phải nuôi rất nhiều người.




Câu hỏi 12 :

Vì sao Mạc Đĩnh Chi đem gói tiền vào triều, trình lên vua Minh Tông?


A. Vì đó là tiền một người đút lót ông.



B. Vì đó là tiền của ông góp vào công quỹ.



C.  Vì đó là tiền của ai đó bỏ vào nhà ông.


Câu hỏi 13 :

Câu chuyện tập trung ca ngời điều gì ở Mạc Đỉnh Chi?


A. Học rộng tài cao làm rạng danh đất nước.


B. Sống liêm khiết, trung thực, trọng nhân cách.



 



C. Sống thanh bạch, không tham tiền.


Câu hỏi 20 :

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

MỪNG SINH NHẬT BÀ


Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy. Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp Sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”.

Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà giúp đỡ mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

(Theo Cù Thị Phương Dung)​


* Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 4 bữa tiệc


B. 5 bữa tiệc



C. 6 bữa tiệc



D. 7 bữa tiệc


Câu hỏi 21 :

Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?


A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ mọi người chưa ai biết sinh nhật của bà.

C. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

D. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

Câu hỏi 22 :

Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em đã biết làm món bún chả cho cả nhà ăn.

B. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

C. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật vui vẻ.

D. Vì mấy chị em đã biết nấu nướng và làm việc nhà giúp bà.

Câu hỏi 23 :

Bài văn trên khuyên chúng ta điều gì?


A. Cần quan tâm đến mọi người trong gia đình lúc ốm đau.



B. Cần chăm sóc, nuôi dưỡng em nhỏ cẩn thận, chu đáo lúc ốm yếu.



C. Cần phải biết kính trọng, quan tâm đến người già trong gia đình.



D. Cần phải giúp đỡ mọi người trong gia đình, nhất là người già và trẻ nhỏ.


Câu hỏi 24 :

Hai vế của câu ghép: “Chị Linh học lớp Sáu, chữ đẹp nhất nhà.” được nối với nhau bằng cách nào?


A. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy.



B. Nối bằng một quan hệ từ.



C. Nối bằng dấu phẩy và một quan hệ từ.



D. Nối bằng một cặp quan hệ từ.


Câu hỏi 25 :

Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch.

B. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ.

C. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà giúp đỡ mà mọi chuyện đâu đã vào đó.

D. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui.


Câu hỏi 26 :

Hai câu: “Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.” liên kết với nhau bằng cách nào?


A. Bằng cách lặp từ ngữ.



B. Bằng cách thay thế từ ngữ.



C. Bằng cả hai cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.



D. Bằng từ ngữ nối. Đó là từ “Nhưng”.


Câu hỏi 27 :

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

NGƯỜI TRỒNG NGÔ 


Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có những bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình.

- Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác? - Phóng viên hỏi.

- Anh không biết sao? - Bác nông dân đáp. - Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng trang trại của tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!

Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.

 

(Theo Báo Điện tử)



 Bài văn trên nói về ai?


A. Người trồng rau.



B. Người trồng khoai.



C. Người trồng lúa.


D. Người trồng ngô.

Câu hỏi 28 :

Vì sao bác nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn?

A. Vì bác đem ngô từ trang trại rất gần đến dự hội chợ liên bang.

B. Vì bác thường xuyên đem ngô đến dự hội chợ liên bang

C. Vì bác trồng được những cây ngô tốt, đoạt giải Nhất hội chợ liên bang.

D. Vì bác có bí quyết trồng ngô nên năm nào bác cũng được giải Nhì liên bang.

Câu hỏi 29 :

Phóng viên phát hiện ra điều gì khi phỏng vấn bác nông dân?

A. Bác có một bí quyết trông ngô rất độc đáo không ai biết.

B. Bác cho trang trại hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất.

C. Bác có một loại ngô giống rất tốt mà không ai có được

D. Năm nào hàng xóm của bác cũng đem ngô đến hội chợ.

Câu hỏi 30 :

Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?


A. Con người cần biết thông cảm, giúp đỡ, chia sẻ với những người khác.



B. Con người cần phải biết trồng ngô để có năng suất cao.



C. Người đem đến hạnh phúc cho người khác là người hạnh phúc.



D. Cần cung cấp cho những người trồng ngô giống ngô tốt.


Câu hỏi 31 :

Hai vế của câu ghép: “Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi.” được nối với nhau bằng cách nào?


A. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy.



B. Nối bằng một quan hệ từ.



C. Nối bằng dấu phẩy và một quan hệ từ.



D. Nối bằng một cặp quan hệ từ.


Câu hỏi 32 :

Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt.




B. Năm nào bác nông dân cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất.







C. Một phóng viên phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm những hạt giống ngô tốt nhất của mình.



D. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.


Câu hỏi 33 :

Hai câu: “Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng trang trại của tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!” liên kết với nhau bằng cách nào?


A. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ “cây ngô”.



B. Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ “tôi”.



C. Bằng từ ngữ nối. Đó là từ “Cho nên”.



D. Bằng cả hai cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.


Câu hỏi 35 :

Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Những chi tiết thể hiện điều đó là:


A. Anh Thành không nói vào vấn đề anh Lê đã tìm việc cho mình.



B. Anh Lê hỏi một đằng, anh Thành trả lời một nẻo.



C. Cả hai ý trên đều đúng.


Câu hỏi 36 :

Anh Lê giúp anh Thành việc gì


A. Tìm việc làm cho anh Thành.



B. Tìm chỗ ở cho anh Thành.



C. Tìm người cộng tác cho anh Thành.


Câu hỏi 37 :

Vì sao câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau?

A. Vì anh Lê chỉ nghĩ đến cuộc sống hằng ngày.


B. Vì anh Thành nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước.



C. Cả hai ý trên đều đúng.


Câu hỏi 38 :

Nội dung của trích đoạn kịch nói lên điều gì?


A.Nói lên tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.



B.Nói lên việc tìm công ăn, việc làm, miếng cơm manh áo hằng ngày của anh Thành.



C. Nói lên việc tìmgiúp bạn công ăn, việc làm, miếng cơm manh áo hằng ngày của anh Lê.


Câu hỏi 40 :

Đám cháy xảy ra lúc nào, ở đâu?


A. Lúc sáng sớm, ở một ngôi nhà giữa phố.


B. Lúc giữa trưa, ở một ngôi nhà giữa hẻm


C. Lúc đêm khuya, ở một ngôi nhà đầu hẻm.


Câu hỏi 41 :

Đám cháy được miêu tả như thế nào?


A. Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.



B. Ngôi nhà bốc lửa nghi ngút, khói bụi mịt mù,



C. Ngôi nhà bốc lửa rừng rực, tiếng kêu cứu thảm thiết.


Câu hỏi 42 :

Người đàn ông dám xả thân vào đám cháy cứu người là ai ?


A.Người đàn ông đi dạo phố.



B.Là một thương binh, chỉ còn một chân, phải lao động vất vả.



C. Một người khỏe mạnh, làm một cái nghề nhàn nhã


Câu hỏi 43 :

Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?


A. Mỗi công dân đều phải có ý thức giúp người khi gặp nạn.



B. Biết quan tâm đến mọi người xung quanh, làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.



C. Cả a và b đều đúng.


Câu hỏi 44 :

Bài văn muốn nói lên điều gì?


A. Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo.



B. Ca ngợi anh thương binh dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.



C. Cả a và b.


Câu hỏi 47 :

Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?


a..Đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà ít bị chú ý nhất, hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi giấu hộp thư mật.



b. Báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.



c. Cả a và b.


Câu hỏi 48 :

Qua những vật hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi với chú Hai Long điều gì?


a.Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình, chào chiến thắng.



b. Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng.



c. Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình.


Câu hỏi 49 :

Một công việc khô khan và vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi người chiến sỹ tình báo cần có những phẩm chất gì?


a.Gan góc, bình tĩnh, thông minh..



b. Gan góc, bình tĩnh, thận trọng, tỉnh táo,thông minh, yêu Tổ quốc, yêu đồng đội và sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung..



c.Năng động, tự tin, quyết đoán, mưu mô.


Câu hỏi 50 :

Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc?

a. Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa vô cùng to lớn vì cung cấp cho ta những tin tức bí mật về kẻ địch để chủ động chống trả, giành thắng lợi mà đỡ tốn xương máu.

b. Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa rất quan trọng vì cung cấp những thông tin mật từ phía kẻ địch, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch, kịp thời ngăn chặn đối phó.


c. Cả hai ý a và b đều đúng.


Câu hỏi 51 :

Nội dung của bài là:


a.Ca ngợi ông hai Long mưu trí, dũng cảm.



b. Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.



c. Ca ngợi các chiến sĩ tình báo thông minh dũng cảm.


Câu hỏi 53 :

Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới:          

CÁI ÁO CỦA BA

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quan trọng đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “Chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?”.“ Mẹ tớ may đấy!”. Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hy sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tội chững chạc như một anh lính tí hon trong một cái áo chữa lại từ chiếc áo quân phục của ba. Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

(Phạm Hải Lê Châu)

Đọc thầm bài " Cái áo của ba", sau đó khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Bạn nhỏ có được chiếc áo mới là do đâu?

A. Mẹ mua cho.


B. Mẹ may từ một mảnh vải cũ của bố để lại.



C. Mẹ sửa chiếc áo của bố để lại.



D. Mẹ tặng em nhỏ ngày sinh nhật.


Câu hỏi 55 :

Tác giả đã tả những chi tiết nào của cái áo?


A. Hàng khuy, cổ áo, vạt áo, tay áo, măng sét



B. Đường khâu, hàng khuy, cổ áo, cầu vai, măng sét



C. Cả 2 ý trên


Câu hỏi 56 :

Em hiểu “kỉ vật” có nghĩa là gì ?


A. Vật để lại từ rất lâu



B. Vật được giữ lại để làm kỉ niệm



C. Vật có giá trị



D. Tất cả các ý trên


Câu hỏi 57 :

Dòng nào dưới đây nếu đúng nhất nội dung bài đọc.


A. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vặn với bạn nhỏ.



B. Tình cảm của những người trong gia đình đối với người ta đã hi sinh.



C.Tình cảm của em nhỏ đối với ba.



D. Tả chiếc áo của ba mà mẹ đã khéo chữa vừa vặn với bạn nhỏ và tình cảm của những người trong gia đình đối với người ba đã hi sinh.


Câu hỏi 61 :

Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới:

Rừng đước

Rừng đước mênh mông. Được mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây được mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thằng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giường ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lấy nhắn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua

những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo.

Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.

Nguyễn Thi

Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? Hãy


A. Rừng đước mênh mông.



B. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước.



C. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi.



D. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giường ra chung quanh như những cánh tay.


Câu hỏi 62 :

Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào


A. Lúc nước triều lên.



B. Lúc nước triều xuống.



C. Cả lúc nước triều lên và lúc nước triều xuống


Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK