Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 6 Khoa xã hội Trắc nghiệm Bài 1: Lịch sử là gì? có đáp án !!

Trắc nghiệm Bài 1: Lịch sử là gì? có đáp án !!

Câu hỏi 1 :

Lịch sử là gì?

A. Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.

B. Là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của tất cả sinh vật tồn tại trên Trái Đất.

C. Là lịch sử của những gì đã xảy ra từ xưa đến nay

D. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Câu hỏi 2 :

Môn Lịch sử là gì?

A. là môn học cùng với môn Địa lí tìm hiểu lịch sử của các quốc gia trên thế giới.

B. là một trong những môn học bắt buộc ở trường học từ lớp 1 đến lớp 12

C. Là môn học tìm hiểu về lịch sử nguồn gốc loài người và Trái Đất.

D. Là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Câu hỏi 3 :

Lịch sử là… xảy ra trong quá khứ bao gồm hoạt động của … từ khi xuất hiện đến nay.

A. những gì…con người.

B. những gì… nhân loại

C. tất cả… con người

D. mọi thứ… con người.

Câu hỏi 4 :

Quá trình phát triển của máy tính điện tử giúp em hiểu biết về

A. sự xuất hiện của máy tính điện tử trên thế giới.

B. sự thay đổi của các loại hình máy tính điện tử qua thời gian.

C. đặc điểm của các thế hệ máy tính điện tử.

D. sự thay đổi của máy tính điện tử qua thời gian, đó chính là lịch sử phát triển của máy tính điện tử.

Câu hỏi 5 :

Lịch sử được hiểu là

A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.

B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ

C. những bản ghi chép hay tranh ảnh còn được lưu trữ đến ngày nay

D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.

Câu hỏi 6 :

Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về

A. quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất

B. các thiên thể trong vũ trụ

C. quá trình hình thành, phát triển của loài người và xã hội loài người

D. sinh vật và động vật trên Trái Đất.

Câu hỏi 7 :

Đâu không phải là điểm khác biệt giữa lịch sử của một con người với lịch sử của xã hội loài người là

A. thời gian hoạt động

B. các hoạt động

C. tính cá nhân

D. mối quan hệ với cộng đồng

Câu hỏi 8 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học Lịch sử?

A. Học Lịch sử để vui.

B. Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

C. Học Lịch sử để đuc rút kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm quá khứ phục vụ cho tương lai.

D. Học Lịch sử để biết tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ từ khi loài người xuất hiện.

Câu hỏi 9 :

Đâu không phải là lý do để Xi-xê-rông khẳng định “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

A. Lịch sử tái hiện lại bức tranh lịch sử của quá khứ

B. Xem xét lịch sử con người có thể hiểu quá khứ

C. Rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai

D. Lịch sử giúp nâng cao đời sống con người

Câu hỏi 10 :

Nhà chính trị nào đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”?

A. Xi-xê-rông.

B. Hê-rô-đốt

C. Hồ Chí Minh.

D. Võ Nguyên Giáp

Câu hỏi 11 :

Câu nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” Là câu nói của ai?

A. Xi-xê-rông.

B. Hê-rô-đốt.

C. Hồ Chí Minh.

D. Võ Nguyên Giáp

Câu hỏi 15 :

Tư liệu hiện vật là gì?

A. Tư liệu bao gồm các bản chữ khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây,…

B. Tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra lịch sử

C. Những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...

D. Bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.

Câu hỏi 16 :

Chùa Một Cột được coi là tư liệu gì?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu gốc.

C. Tư liệu truyền miệng.

D. Tư liệu hiện vật.

Câu hỏi 18 :

Tư liệu nào không phải tư liệu hiện vật?

A. Trống đồng Đông Sơn.

B. Hoàng thành Thăng Long

C. Tuyên ngôn độc lập.

D. Ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung ở Hoàng thành Thăng Long

Câu hỏi 19 :

Tư liệu nào là tư liệu hiện vật?

A. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

B. Ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung ở Hoàng thành Thăng Long.

C. Tuyên ngôn độc lập.

D. Truyện cổ tích.

Câu hỏi 20 :

Sự tích Bánh trưng, bánh giày là tư liệu gì?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu gốc.

C. Tư liệu truyền miệng.

D. Tư liệu hiện vật.

Câu hỏi 21 :

Sách giáo khoa Lịch sử 6 là tư liệu gì?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu gốc.

C. Tư liệu truyền miệng.

D. Tư liệu hiện vật.

Câu hỏi 22 :

Tư liệu chữ viết là những tư liệu gì?

A. Tư liệu bao gồm các bản chữ khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây,…

B. Tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra lịch sử.

C. Những dấu tích vật chất người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, các công trình kiến trúc,...

D. Bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.

Câu hỏi 24 :

Điểm hạn chế của tư liệu chữ viết là gì?

A. khối lượng ghi chép quá nhiều.

B. cung cấp những thông tin chi tiết

C. là nguồn tư liệu đáng tin nhất.

D. mang ý thức chủ quan của tác giả.

Câu hỏi 25 :

Bản dịch “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ là tư liệu gì?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu gốc.

C. Tư liệu truyền miệng.

D. Tư liệu hiện vật.

Câu hỏi 26 :

Tư liệu truyền miệng mang đặc điểm gì nổi bật?

A. Bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.

B. Chỉ là những tranh, ảnh

C. Bao gồm di tích, đồ vật của người xưa

D. Là các văn bản ghi chép

Câu hỏi 27 :

Truyền thuyết “Sơn Tinh-Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử dân tộc ta?

A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống làm thủy lợi, chống thiên tai.

Câu hỏi 28 :

Sự tích “Bánh chưng, bánh giày” là tư liệu gì?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu gốc.

C. Tư liệu truyền miệng.

D. Tư liệu hiện vật.

Câu hỏi 29 :

Truyền thuyết Thánh Gióng là tư liệu gì?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu gốc.

C. Tư liệu truyền miệng.

D. Tư liệu hiện vật.

Câu hỏi 30 :

Truyền thuyết Thánh Gióng đã thể hiện thời kì lịch sử nào của Việt Nam?

A. Nhà nước Văn Lang.

B. Nhà nước Âu Lạc.

C. Nhà nước Nam Việt.

D. Nhà nước Âu Việt.

Câu hỏi 31 :

Qua truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy, nhân dân ta rút được bài học kinh nghiệm gì?

A. Không tin lời kẻ địch.

B. Không kết bạn với giặc ngoại xâm.

C. Cố gắng sáng tạo vũ khí tối tân.

D. Không lơ là, mất cảnh giác.

Câu hỏi 32 :

Đâu không phải đặc điểm của tư liệu truyền miệng?

A. Những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời

B. Không cho biết chính xác về thời gian.

C. Cho biết chính xác về thời gian.

D. Không cho biết cụ thể địa điểm.

Câu hỏi 33 :

Nguồn tư liệu nào được coi là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu gốc.

C. Tư liệu truyền miệng.

D. Tư liệu hiện vật.

Câu hỏi 34 :

Yếu tố nền tảng nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

A. Tư liệu truyền miệng

B. Tư liệu hiện vật

C. Tư liệu chữ viết

D. Các bài nghiên cứu khoa học

Câu hỏi 35 :

Tư liệu gốc là gì?

A. là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử.

B. là những đồ vật người xưa còn giữ.

C. là những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc lịch sử nào đó.

D. là những di tích, danh thắng thiên nhiên, công trình kiến trúc của ngươi xưa còn được bảo tồn đến ngày nay.

Câu hỏi 37 :

Tại sao lịch sử lại có những quan điểm khác nhau khi đánh giá về một vấn đề lịch sử?

A. Dựa vào các nguồn tư liệu, các nhà sử học thường chỉ làm sáng tỏ được một phần lịch sử.

B. Do mỗi người tiếp cận một nguồn sử liệu khác nhau.

C. Do các nguồn sử liệu không đáng tin cậy, gây nên những tranh cãi.

D. Do hệ tư tưởng chi phối đến các nhà sử học nên có sự đánh giá khác nhau

Câu hỏi 38 :

Những dấu tích người xưa lưu lại ở các dạng khác nhau được gọi là gì?

A. Nguồn sử liệu

B. Tư liệu

C. Dấu tích lịch sử.

D. Dấu vết.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK