Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Hóa học Đề thi HK2 môn Hóa học 8 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Du

Đề thi HK2 môn Hóa học 8 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Du

Câu hỏi 1 :

Khi đốt cháy mẫu dây sắt trong bình đựng khí oxi, dây sắt cháy mạnh, sáng chói, tạo ra:

A. Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đỏ là sắt (III) oxit.

B. Các hạt nhỏ nóng chảy màu đỏ là oxit sắt từ.

C. Các hạt nhỏ nóng chảy màu xám là sắt (III) oxit.

D. Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đen là sắt từ oxit.

Câu hỏi 3 :

Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối?

A. MgCl2, Na2SO4, KNO3, FeBr3, CuS.  

B. Na2CO3, H2SO4, Ba(OH)2, K2SO3, ZnBr2.

C. CaSO4, HCl, MgCO3, HI, Pb(NO3)2.

D. H2O, Na3PO4, KOH, Sr(OH)2, AgCl.

Câu hỏi 5 :

Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?

A. 2KClO3  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2KCl + 3O2.

B. SO3 + H2O  \(\xrightarrow{{}}\) H2SO4.

C. Fe2O3 + 6HCl  \(\xrightarrow{{}}\) 2FeCl3 + 3H2O.     

D. Fe3O4 + 4H2  \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 3Fe + 4H2O.

Câu hỏi 7 :

Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu gây ra, ta có thể sử dụng:

A. Xăng hoặc dầu phun vào đám cháy.

B. Cát hoặc vải dày ẩm trùm kín đám cháy.

C. Nước để dập tắt đám cháy.     

D. Khí oxi phun vào đám cháy.

Câu hỏi 10 :

Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có d = 1,84g/ml vào bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28g/ml?

A. 6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít nước cất.

B. 7,00 lít H2SO4 và 3,00 lít nước cất.

C. 6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít nước cất.    

D. 3,33 lít H2SO4 và 6,67 lít nước cất.

Câu hỏi 15 :

Cho một lượng dư bột sắt Fe phản ứng với dung dịch axit clohiđric HCl, sau khi phản ứng xảy ra thu được các sản phẩm là:

A. Fe dư, FeCl2, H2.        

B. FeCl2, H2.        

C. Fe dư, FeCl2.

D. FeCl2.

Câu hỏi 16 :

Với một lượng chất xác định, khi tăng thể tích dung môi thì:

A. Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM tăng.

B. Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM giảm.

C. Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM giảm.

D. Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM tăng.

Câu hỏi 18 :

Axit clohidric có công thức hoá học là:

A. HCl.

B. HClO.

C. HClO2.

D. HClO3.

Câu hỏi 19 :

Kim loại không tan trong nước là:

A. Na.      

B. K.

C. Ca.       

D. Cu.

Câu hỏi 23 :

Chất nào sau đây là oxit axit:

A. SO2.

B. Al2O3.

C. HCl.

D. BaCO3.

Câu hỏi 25 :

Hợp chất nào sau đây có tên gọi là natri đihidrophotphat? 

A. Na3PO4

B. Na2HPO4;    

C. NaH2PO4;

D. Na2SO4.

Câu hỏi 26 :

Thu khí oxi bằng cách đẩy không khí ta đặt lọ thu khí như thế nào để đạt hiệu quả nhất?

A. Đặt đứng lọ  

B. úp miệng lọ.   

C. Bất kì tư thế nào. 

D. Đặt nghiêng lọ.

Câu hỏi 27 :

Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, ta có thể dùng kim loại nhôm tác dụng với:     

A. CuSOhoặc HCl loãng   

B. H2SOloãng hoặc HCl loãng

C. Fe2O3 hoặc CuO         

D. KClOhoặc KMnO4

Câu hỏi 28 :

Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

A. HCl

B. NaOH.

C. H2O.  

D. NaCl

Câu hỏi 29 :

Thành phần không khí là

A. 78% khí oxi, 1% khí khác 

B. 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% khí khác.

C. 21% khí khác, 78% khí oxi, 1% khí nitơ. 

D. 21% khí nitơ, 78% khí khác; 1% khí oxi.

Câu hỏi 30 :

Đâu là oxit bazơ ?

A. Na2O, K2O, CuO.   

B. CuO, FeO, CO2.

C. SO­2, SO3, P2O5

D. ZnO, BaO, SO3.

Câu hỏi 31 :

Nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:

A. CaCO3, Na2CO3.  

B. KMnO4, KClO3.

C. HCl, KClO3.  

D. H2O, NaCl.

Câu hỏi 32 :

Đâu là oxit axit?

A. Na2O. 

B. CuO.

C. SO2.  

D. ZnO

Câu hỏi 33 :

Hợp chất nào sau đây có tên gọi là natri đihidrophotphat? 

A. Na3PO4

B. Na2HPO4

C. NaH2PO4

D. Na2SO4.

Câu hỏi 34 :

Tính số mol KMnO4 cần để điều chế được 3,2 gam oxi

A. 0,1 mol.

B. 0,2 mol.

C. 0,3 mol.

D. 0,4 mol

Câu hỏi 37 :

Trong các oxit sau đây, oxit nào tác dụng được với nước?

A. P2O5, CuO, P2O3.  

B. SO3, BaO, K2O.

C. Fe2O3, Al2O3, PbO.

D. BaO, ZnO, CuO.

Câu hỏi 38 :

Thể tích không khí ( ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1,2 kg C là? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí

A. 112 (lít)  

B. 11200 (lít) 

C. 22400 (lít)     

D. 22,4 (lít)

Câu hỏi 39 :

Phản ứng: C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 xảy ra được là do

A. phenol có tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic.

B. phenol có tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic.

C. phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic.

D. phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK