Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 Sinh học Trắc nghiệm Sinh 11 bài 3: Thoát hơi nước

Trắc nghiệm Sinh 11 bài 3: Thoát hơi nước

Câu hỏi 1 :

Cơ quan thoát hơi nước của cây là:

A. Cành

B. Lá

C. Rễ

D. Thân

Câu hỏi 2 :

Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh

B. Vận tốc lớn và được điều hành

C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh

D. Vận tốc bé và được điều hành

Câu hỏi 3 :

Khi nói về sự thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây

B. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp

C. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét

D. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây

Câu hỏi 4 :

Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ ngừng?

A. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng

B. Tưới nước cho cây

C. Bón phâm đạm với nồng độ thích hợp cho cây

D. Đưa cây từ ngoài sáng vào tối

Câu hỏi 5 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.

B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.

C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.

D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.

Câu hỏi 6 :

Quá trình thoát hơi nước qua lá là do:

A. Động lực đầu trên của dòng mạch rây

B. Động lực dưới của dòng mạch rây

C. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ

D. Động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ

Câu hỏi 7 :

Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Ở mặt dưới của lá thường có nhiều khí khổng hơn mặt trên của lá

B. Lá non thường có số khí khổng ít hơn lá già

C. Lá già thường có lớp cutin dày hơn lá non

D. Lá non có lớp cutin dày và ít khí khổng hơn lá già

Câu hỏi 8 :

Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở cây là:

A. Tăng lượng nước cho cây

B. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá

C. Cân bằng khoáng cho cây

D. Làm giảm lượng khoáng trong cây

Câu hỏi 9 :

Khi tế bào khí khổng no nước thì

A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.

C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.

D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

Câu hỏi 10 :

Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng trên mặt lá của cây có tác dụng nào sau đây?

A. Tránh nhiệt độ cao làm hư hại các tế bào bên trong lá

B. Giảm sự thoát hơi nước của cây

C. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời

D. Tăng tế số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá

Câu hỏi 11 :

Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là:

A. Các phân tử nước có liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt

B. Sự thoát hơi nước yếu

C. Độ ẩm không khí cao gây bão hòa hơi nước

D. Cả A và C

Câu hỏi 12 :

Khi tế bào khí khổng mất nước thì

A. thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.

B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.

C. thành dảy căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.

D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.

Câu hỏi 13 :

Cây bạch đàn có chiều cao hàng trăm mét thuộc họ:

A. sim

B. đay

C. nghiến

D. sa mộc

Câu hỏi 14 :

Ở các lá già, nước chủ yếu được thoát ra qua các khí khổng là vì:

A. lá già có khí khổng lớn

B. tế bào biểu bì của lá già được thấm cutin rất dày

C. số lượng khí khổng nhiều

D. tế bào khí khổng của lá già được thấm cutin rất dày

Câu hỏi 16 :

Cơ chế đỏng mở khí khổng là do:

A. sự co dãn không đều giữa mép trong và mép ngoài của tế bào khí khổng

B. sự thiếu hay thừa nước của 2 tế bào hình hạt đậu

C. áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn duy trì ổn định

D. hai tế bào hìn hạt đậu có cấu trúc khác nhau, nên sức trương nước khác nhau.

Câu hỏi 17 :

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào khí khổng sẽ mở?

A. Nồng độ axit abxitric trong tế bào khí khổng tăng lên

B. Nồng độ K+ cao làm tăng thế nước của tế bào khí khổng

C. CO2 trong các khoảng trống trong lá giảm

D. Ion K+ khuếch tán thụ động ra khỏi tế bào khí khổng

Câu hỏi 18 :

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là

A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

Câu hỏi 19 :

Khi nói về khí khổng trên lá của các loài cây, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ở cây bưởi, số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá nhiều hơn mặt trên

B. Ở ngôm số lượng khí khổng ở hai mặt là như nhau

C. Tất cả các loài cây đều có khí khổng phân bố ở hai mặt lá

D. Tỉ lệ diện tích khí khổng so với diện tích lá là rất nhỏ ( dưới 1%) nhưng lượng hơi nước bốc hơi qua khí khổng là rất lơn (chiếm 80-90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)

Câu hỏi 20 :

Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?

A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

Câu hỏi 21 :

Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?

A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.

B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.

C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.

D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK