Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 10 Vật lý Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song có đáp án (Nhận biết, Thông hiểu) !!

Trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song...

Câu hỏi 1 :

Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực là:

A. Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải bằng nhau

B.  Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải trực đối:

C. Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều

D.  Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải bằng nhau và bằng không

Câu hỏi 2 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự cân bằng lực?

A.  Một vật đứng yên vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau

B. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau.

C. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.

D.  Cả A, B, C đều đúng

Câu hỏi 3 :

Chọn phương án sai khi nói về trọng tâm của vật rắn

A. Trọng lực có điểm đặt tại trọng tâm vật

B. Trọng tâm của một vật luôn nằm bên trong vật

C. Khi vật rắn dời chỗ thì trọng tâm của vật cũng dời chỗ như một điểm của vật

D. Trọng tâm G của vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật

Câu hỏi 4 :

Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là

A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.

B. có giá không đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.

C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.

D.  có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.

Câu hỏi 5 :

Chọn câu đúng

A. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng nằm trên trục đối xứng của vật

B. Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó

C. Khi vật rắn cân bằng thì trọng tâm là điểm đặt của tất cả các lực

D. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật

Câu hỏi 6 :

Một vật rắn đứng cân bằng dưới tác dụng của hai lực. Hai lực đó phải

A. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

B. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

C.  Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn

D. Cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn.

Câu hỏi 7 :

Một vật chịu tác dụng của hai lực F1  và F2 ; lực  F1 nằm ngang hướng sang phải, độ lớn 10N. Để vật ở trạng thái cân bằng thì lực F2 có đặc điểm là:

A. cùng giá, cùng chiều với F1, có độ lớn 10N

B. thẳng đứng, hướng sang trái, có độ lớn 10N

C. nằm ngang, hướng sang phải, độ lớn 10N

D. cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10N

Câu hỏi 8 :

Khi vật rắn được treo bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng thì:

A.  Lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật.

B. Dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.

C. Không có lực nào tác dụng lên vật.

D. Các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.

Câu hỏi 9 :

Ba lực F1,F2,F3 tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu

A. Di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó. 

B. Tăng độ lớn của một trong ba lực lên gấp hai lần

C. Làm giảm độ lớn hai trong ba lực đi hai lần.

D. Di chuyển giá của một trong ba lực.

Câu hỏi 10 :

Nếu dây treo của vật rắn trong hình sau không thẳng đứng thì vật có cân bằng không?

A. Có, vì vật ở trạng thái cân bằng bền

B.  Có, vì khi đó trọng lực  P và lực căng dây  T trực đối: T+P=0

C. Không, vì vật ở trạng thái cân bằng không bền

D. Không, vì khi đó trọng lực P và lực căng dây T không cùng giá:T+P0

Câu hỏi 11 :

Ta nói lực tác dụng lên vật rắn được biểu diễn bởi một véctơ trượt vì:

A. Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.

B. Tác dụng của nhiều lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.

C. Tác dụng của một lực lên một vật rắn thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.

D.  Tác dụng của nhiều lực lên một vật rắn thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.

Câu hỏi 13 :

Treo một vật rắn không đồng chất ở đầu một sợi dây mềm. Khi cân bằng, dây treo không trùng với:

A.  Trục đối xứng của vật

B. Đường thẳng đứng nối điểm treo N với trọng tâm G

C. Đường thẳng đứng đi qua điểm treo N

D. Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G

Câu hỏi 14 :

Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật.

A. Mặt bàn học.     

B.  Cái tivi.

C.  Chiếc nhẫn trơn

D. Viên gạch.

Câu hỏi 15 :

Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó

A.  không đổi        

B. giảm dần

C. tăng dần       

D. bằng 0

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK