Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 11 GDCD Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế !!

Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế !!

Câu hỏi 2 :

Đối với xã hội, sản xuất vật chất đóng vai trò là

A. Cơ sở tồn tại và phát triển

B. Động lực phát triển

C. Thước đo phát triển

D. Cơ sở tồn tại

Câu hỏi 3 :

Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội, từ đó giúp con người ngày càng

A. Giàu có và thoải mái hơn

B. Hoàn thiện và phát triển toàn diện

C. Có nhiều điều kiện về mặt vật chất và tinh thần

D. Có cuộc sống phong phú và đa dạng

Câu hỏi 4 :

Yếu tố nào không phải là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?

A. Sức lao động

B. Đối tượng lao động

C. Tư liệu lao động

D. Lao động

Câu hỏi 5 :

Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là nội dung của khái niệm

A. Lao động

B. Sức lao động

C. Đối tượng lao động

D. Tư liệu lao động

Câu hỏi 7 :

Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là

A. Tư liệu lao động

B. Cách thức lao động

C. Đối tượng lao động

D. Hoạt động lao động

Câu hỏi 8 :

Đối tượng lao động gồm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu hỏi 9 :

Đối tượng lao động nào dưới đây là đối tượng của ngành công nghiệp khai thác?

A. Tôm cá

B. Sắt thép

C. Sợi vải

D. Hóa chất

Câu hỏi 12 :

Những nội dung nào sau đây không phải là yếu tố của tư liệu lao động?

A. Công cụ lao động

B. Hệ thống bình chứa

C. Tư liệu sản xuất

D. Kết cấu hạ tầng

Câu hỏi 13 :

Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Công cụ lao động

B. Hệ thống bình chứa

C. Kết cấu lao động

D. Quan trọng như nhau

Câu hỏi 14 :

Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất?

A. Đối tượng lao động

B. Tư liệu lao động 

C. Sức lao động

D. Tư liệu sản xuất

Câu hỏi 15 :

Công dân cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình với sự phát triển kinh tế?

A. Học tập, rèn luyện để nâng cao hiệu quả lao động

B. Tham gia vào thị trường lao động sớm không cần qua đào tạo

C. Tìm cách làm giàu bằng mọi giá

D. Phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ môi trường

Câu hỏi 16 :

Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội được gọi là

A. Phát triển đời sống

B. Phát triển văn hóa

C. Phát triển xã hội

D. Phát triển kinh tế

Câu hỏi 17 :

Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của phát triển kinh tế?

A. Tăng trưởng kinh tế

B. Quy mô tăng trưởng kinh tế

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

D. Cơ cấu kinh tế hợp lí

Câu hỏi 19 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?

A. Giúp có việc làm và tạo thu nhập ổn định

B. Nâng cao chất lượng cuộc sống

C. Gia tăng phúc lợi xã hội

D. Phát triển toàn diện bản thân

Câu hỏi 20 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với xã hội?

A. Giảm bớt đói nghèo

B. Tạo điều kiện củng cố an ninh quốc phòng

C. Tạo tiền đề vật chất phát triển văn hóa, giáo dục, y tế

D. Tạo tiền đề thực hiện tốt các chức năng của gia đình

Câu hỏi 21 :

Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết góp phần phát triển kinh tế quốc gia?

A. Chỉ sử dụng các sản phẩm hàng hóa nước ngoài

B. Ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt"

C. Trốn thuế để thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể

D. Xả rác thải độc hại chưa qua xử lí ra môi trường

Câu hỏi 22 :

Ông A là giám đốc công ty X muốn tăng năng suất lao động thông qua việc nâng cao sức lao động của công nhân. Ông A nên làm gì?

A. Yêu cầu công nhân làm tăng ca

B. Để công nhân tự do làm việc theo ý muốn

C. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân

D. Đổi mới công nghệ sản xuất

Câu hỏi 24 :

Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?

A. Do lao động tạo ra

B. Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người

C. Thông qua trao đổi, mua bán

D. Có giá cả xác định để trao đổi

Câu hỏi 26 :

Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?

A.Dịch vụ giao hàng tại nhà

B. Ánh sáng mặt trời tự nhiên

C. Rau nhà trồng để nấu ăn

D. Cây xanh trong công viên

Câu hỏi 27 :

Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ cắt tóc

B. Đồ ăn bán ngoài chợ

C. Dịch vụ giao hàng tại nhà

D. Rau nhà trồng để ăn

Câu hỏi 28 :

Hàng hóa gồm mấy thuộc tính cơ bản?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu hỏi 29 :

Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là

A. Giá trị

B. Giá cả

C. Giá trị sử dụng

D. Giá trị cá biệt

Câu hỏi 30 :

Để bán được hàng hóa, nhà sản xuất nên

A. Chú ý đến số lượng hơn chất lượng

B. Nâng cao chất lượng, đa dạng công dụng của hàng hóa

C. Chỉ chú trọng hình thức của sản phẩm

D. Tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm

Câu hỏi 31 :

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

A. Giá trị trao đổi

B. Giá trị sử dụng

C. Giá trị lao động

D. Giá trị cá biệt

Câu hỏi 32 :

Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của ai kết tinh trong hàng hóa đó?

A. Người bán

B. Người mua

C. Người vận chuyển

D. Người sản xuất

Câu hỏi 34 :

Những nội dung nào sau đây không phải là chức năng của tiền tệ?

A. Thước đo giá trị

B. Phương tiện cất trữ

C. Phương tiện thanh toán

D. Điều tiết tiêu dùng

Câu hỏi 35 :

Tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán khi nào?

A. Gửi tiết kiệm trong ngân hàng

B. Nộp thuế thu nhập cá nhân

C. Đi mua đồ ăn trong siêu thị

D. Mua đồ qua trang mạng quốc tế

Câu hỏi 36 :

Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền thực hiện chức năng

A. Phương tiện lưu thông

B. Phương tiện thanh toán

C. Thước đo giá trị

D. Tiền tệ thế giới

Câu hỏi 38 :

Các nhân tố cơ bản của thị trường là:

A. Hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán

B. Hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị

C. Người mua, người bán, người sản xuất, giá cả

D. Người bán, người sản xuất, cung – cầu

Câu hỏi 39 :

Anh X sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đã làm được một sản phẩm dinh dưỡng rất thơm ngon, được người mua phản hồi tốt, số lượng đơn hàng ngày càng tăng. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng

A. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng

B. Chức năng thông tin

C. Chức năng kích thích sản xuất và tiêu dùng

D. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa

Câu hỏi 40 :

Dựa nào chức năng nào của thị trường mà người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất?

A. Chức năng thông tin

B. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị

C. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng

D. Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng

Câu hỏi 41 :

Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động

A. Xã hội cần thiết

B. Cá biệt của người sản xuất

C. Tối thiểu của xã hội

D. Trung bình của xã hội

Câu hỏi 44 :

Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc

A. Tôn trọng lẫn nhau

B. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi

C. Ngang giá

D. Phù hợp nhu cầu của nhau

Câu hỏi 45 :

Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục

A. Giá trị lao động cá biệt

B. Giá trị của hàng hóa

C. Nhu cầu của người tiêu dùng

D. Giá trị sử dụng của hàng hóa

Câu hỏi 46 :

Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

C. Phân hóa giàu – nghèo

D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Câu hỏi 49 :

Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận cần tránh

A. Giảm năng suất lao động

B.Cải tiến kĩ thuật

C. Nâng cao tay nghề người lao động

D. Thực hành tiết kiệm

Câu hỏi 51 :

Khi năng suất lao động tăng mà giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi thì lợi nhuận sẽ

A. Tăng lên

B. Không đổi

C. Giảm xuống

D. Ổn định

Câu hỏi 53 :

Anh X mở một xưởng sản xuất giày da. Để có thể thu được nhiều lợi nhuận, anh X nên làm gì?

A. Giảm chất lượng hàng hóa

B. Tập trung đẩy mạnh quảng cáo

C. Sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu

D. Tăng năng suất lao động

Câu hỏi 55 :

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các

A.Cửa hàng

B. Cơ sở sản xuất

C. Chủ thể kinh tế

D. Người bán và người mua

Câu hỏi 56 :

Đối tượng của cạnh tranh là

A. Vị trí đứng đầu

B. Các giải thưởng cho doanh nghiệp

C. Học hỏi kinh nghiệm

D. Các điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận

Câu hỏi 57 :

Nguyên nhân của cạnh tranh là

A. Những nhà sản xuất có bất đồng quan điểm

B. Các chủ thể kinh tế độc lập và điều kiện và lợi ích khác nhau

C. Các chủ thể kinh tế sản xuất các mặt hàng khác nhau

D. Những nhà sản xuất muốn thi đua với nhau giành các giải thưởng

Câu hỏi 58 :

Cạnh tranh ra đời khi

A. Con người biết sản xuất

B. Con người biết sản xuất

C. Thực hiện chế độ bao cấp

D. Xuất hiện loài người

Câu hỏi 59 :

Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành nhiều

A. Hợp đồng

B. Ưu thế về khoa học và công nghệ

C. Ưu thế về chất lượng

D. Lợi nhuận

Câu hỏi 60 :

Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của cạnh tranh

A. Giành nguồn nguyên liệu

B. Giành ưu thế về khoa học công nghệ

C. Giải quyết mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế

D. Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa

Câu hỏi 61 :

Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?

A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

D. Gây rối loạn thị trường

Câu hỏi 62 :

Trong sản xuất và lưu thông, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật được coi là

A. Điều tốt đẹp của nền kinh tế

B. Động lực kinh tế

C. Gây rối loạn thị trường

D. Vi phạm quy luật tự nhiên

Câu hỏi 64 :

Mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được điều tiết thông qua

A. Giáo dục và pháp luật, chính sách của Nhà nước

B. Ý thức tự giác của các chủ thể kinh tế

C. Dư luận xã hội lên án

D. Hội nhập quốc tế

Câu hỏi 65 :

Nội dung nào dưới đây là mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

B. Khai thác cạn kiệt tài nguyên

C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển

Câu hỏi 66 :

Hoạt động nào sau đây được coi là cạnh tranh lành mạnh?

A. Tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm

B. Đầu cơ tích trữ hàng hóa trong mùa mưa lũ

C. Tăng cường khuyến mại để thu hút khách

D. Sử dụng nguyên liệu kém chất lượng để sản xuất

Câu hỏi 67 :

Hành vi nào dưới đây là mặt trái của cạnh tranh?

A. Quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng

B. Sử dụng nguyên liệu kém chất lượng để hạ giá thành sản phẩm

C. Tăng cường khuyến mại để thu hút khách hàng

D. Đổi mới công nghệ - kĩ thuật để tăng năng suất lao động

Câu hỏi 68 :

Nếu em là người sản xuất, em sẽ làm gì để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình

A. Tăng chất lượng hàng hóa, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn

B. Dùng mọi thủ đoạn để giành khách hàng

C. Làm hàng giả để thu được nhiều lợi nhuận

D. Nhập lậu nguyên liệu để giảm giá thành sản xuất

Câu hỏi 72 :

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với

A. Khả năng thanh toán

B. Khả năng sản xuất

C. Giá cả và giá trị xác định

D. Giá cả và thu nhập xác định

Câu hỏi 73 :

Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định

A. giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ

B. khả năng sản xuất của thị trường

C. nhu cầu của thị trường

D. giá cả và nhu cầu xác định

Câu hỏi 74 :

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng

A. Thu hẹp sản xuất

B. Mở rộng sản xuất

C. Giữ nguyên sản xuất

D. Ngừng sản xuất

Câu hỏi 75 :

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng

A. Tăng

B. Giảm

C. Giữ nguyên

D. Bằng cầu

Câu hỏi 78 :

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng

A. Tỉ lệ thuận

B. Tỉ lệ nghịch

C. Bằng nhau

D. Tương đương nhau

Câu hỏi 79 :

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và cung của nhà sản xuất

A. Tỉ lệ thuận

B. Tỉ lệ nghịch

C. Bằng nhau

D. Tương đương nhau

Câu hỏi 80 :

Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của

A. Nhu cầu có khả năng thanh toán

B. Nhu cầu của người tiêu dùng

C. Mong muốn chính đáng của người dân

D. Nhu cầu đúng đắn

Câu hỏi 81 :

Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người mua hàng trên thị trường

A. Cung lớn hơn cầu

B. Cung bằng cầu

C. Cung nhỏ hơn cầu

D. Cung gấp đôi cầu

Câu hỏi 82 :

Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người bán hàng trên thị trường?

A. Cầu nhỏ hơn cung

B. Cung bằng cầu

C. Cầu lớn hơn cung

D. Cung gấp đôi cầu

Câu hỏi 83 :

Chị H đang kinh doanh mặt hàng X nhưng trên thị trường cung mặt hàng này đang lớn hơn cầu. Theo em, chị H nên làm gì

A. Ngừng kinh doanh, chuyển sang làm công việc khác

B. Tích cực quảng cáo, tăng cường khuyến mãi để thu hút khách hàng

C. Nhanh chóng mở thêm chi nhánh, mở rộng kinh doanh

D. Chuyển đổi kinh doanh sang mặt hàng mới có cung nhỏ hơn cầu

Câu hỏi 84 :

Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tích trữ hàng đến gần tết mới bán, đẩy giá một số mặt hàng lên cao. Theo em, lúc đó, nhà nước thể hiện vai trò điều tiết khi

A. Tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá, điều tiết cung – cầu

B. Khuyến khích các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa

C. Cấp phép cho các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa

D. Không quan tâm đến vấn đề đầu cơ tích trữ

Câu hỏi 87 :

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội một cách

A. Cơ bản, hoàn thiện

B. Đồng thời, nhanh chóng

C. Căn bản, toàn diện

D. Đồng loạt

Câu hỏi 88 :

Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên

A. Lao động cơ khí

B. Lao động tay chân

C. Lao động trí óc

D. Lao động tự động hóa

Câu hỏi 90 :

Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình

A. Công nghiệp hóa

B. Hiện đại hóa

C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa

D. Công nghiệp hóa tách rời hiện đại hóa

Câu hỏi 91 :

Nội dung nào dưới đây không phải là tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

A. Phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội

B. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm

C. Tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân

D. Xóa bỏ nền văn hóa dân tộc lạc hậu

Câu hỏi 92 :

Nội dung nào dưới đây là nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

A. Tăng cường phát triển nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công

B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

C. Phát triển nền văn minh nông nghiệp

D. Hạn chế sử dụng các công nghệ hiện đại

Câu hỏi 93 :

Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là

A. Cơ cấu ngành kinh tế

B. Cơ cấu vùng kinh tế

C. Cơ cấu thành phần kinh tế

D. Các yếu tố quan trọng như nhau

Câu hỏi 94 :

Cốt lõi của cơ cấu kinh tế là

A. Cơ cấu vùng kinh tế

B. Cơ cấu thành phần kinh tế

C. Cơ cấu ngành kinh tế

D. Cán cân kinh tế

Câu hỏi 95 :

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu

A. Lao động

B. Xã hội

C. Đời sống

D. Công nghiệp

Câu hỏi 96 :

Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. Thờ ơ với cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

B. Bảo thủ, không chịu thay đổi khi tham gia nền kinh tế hàng hóa

C. Sử dụng công nghệ, kĩ thuật hiện đại

D. Nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế

Câu hỏi 97 :

Có ý kiến cho rằng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có tác dụng phát triển kinh tế. Ý kiến đó sai vì công nghiệp hóa có

A. Tác dụng to lớn và toàn diện

B. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

C. Tác dụng tăng năng suất lao động

D. Củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi 99 :

Để đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, học sinh – sinh viên nên

A. Xác định mục tiêu, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng

B. Nhờ cha mẹ sắp xếp cho công việc nhẹ lương cao

C. Sử dụng các mối quan hệ để có công việc tốt

D. Tìm mọi cách có được bằng cấp cao để dễ dàng xin việc

Câu hỏi 100 :

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về

A. Tư liệu sản xuất

B. Cơ cấu kinh tế

C. Đối tượng lao động

D. Tư liệu lao động

Câu hỏi 101 :

Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có tính

A. Tất yếu chủ quan

B. Tất yếu khách quan

C. Bắt buộc

D. Ngẫu nhiên

Câu hỏi 102 :

Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế mới và cũ cùng tồn tại khách quan và

A. Có quan hệ với nhau

B. Tách biệt không liên quan tới nhau

C. Đấu tranh triệt tiêu nhau

D. Gây khó khăn cho nhau

Câu hỏi 103 :

Người ta căn cứ vào yếu tố nào để xác định các thành phần kinh tế?

A. Nguồn vốn đầu tư

B. Quy mô sản xuất

C. Sở hữu tư liệu sản xuất

D. Trình độ sản xuất

Câu hỏi 104 :

Tại sao việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là tất yếu khách quan?

A. Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau

B. Do nước ta có đông dân số

C. Do nước ta tồn tại nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo

D. Do các vùng kinh tế có sự phát triển không đồng đều

Câu hỏi 106 :

Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?

A. Kinh tế nhà nước

B. Kinh tế tập thể

C. Kinh tế tư nhân

D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu hỏi 107 :

Quỹ bảo hiểm nhà nước thuộc thành phần kinh tế nào?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

B. Kinh tế tư nhân

C. Kinh tế tập thể

D. Kinh tế nhà nước

Câu hỏi 108 :

Hợp tác xã là lực lượng nòng cốt của hình thức kinh tế nào?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

B. Kinh tế tư nhân

C. Kinh tế tập thể

D. Kinh tế nhà nước

Câu hỏi 109 :

Kinh tế tập thể xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?

A. Tự nguyện, dân chủ

B. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước

C. Tôn trọng, hợp tác đôi bên cùng có lợi

D. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và phụ thuộc vào kinh tế nhà nước

Câu hỏi 110 :

Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng vững chắc của

A. Nền kinh tế quốc dân

B. Quá trình xây dựng đất nước

C. Sự phát triển xã hội

D. Sự phát triển xã hội

Câu hỏi 111 :

Thành phần kinh tế nào đóng vai trò là động lực của nền kinh tế?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

B. Kinh tế tư nhân

C. Kinh tế tập thể

D. Kinh tế nhà nước

Câu hỏi 114 :

Thành phần kinh tế nào có quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng về đối tác, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài?

A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

B. Kinh tế tư nhân

C. Kinh tế tập thể

D. Kinh tế tư bản nhà nước

Câu hỏi 115 :

Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không phát triển theo hướng

A. Xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với thu hút công nghệ hiện đại

B. Sản xuất kinh doanh để xuất khẩu

C. Tạo thêm việc làm

D. Mở rộng hợp tác xã

Câu hỏi 116 :

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của sự tồn tại các thành phần kinh tế?

A. Giải phóng lực lượng sản xuất

B. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

C. Triệt tiêu các thành phần kinh tế nhỏ

D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Câu hỏi 117 :

Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?

A. Tham gia lao động sản xuất ở gia đình

B. Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế

C. Tổ chức kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm

D. Ủng hộ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK