Trang chủ Lớp 9 Vật lý Lớp 9 SGK Cũ Chương 1: Điện Học Vật lý 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

Vật lý 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. An toàn khi sử dụng điện

2.1.1. Nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện đã học ở lớp 7

  • Chỉ làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V.
  • Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc đúng tiêu chuẩn cách điện.
  • Cần phải mắc cầu chì phù hợp.
  • Khi tiếp xúc với mạng điện phải hết sức thận trọng 

2.1.2. Một số quy tắc an toàn khác khi sử dụng điện 

  • Khi sửa chữa điện cần ngắt điện và đảm bảo cách điện giữa người và nhà.

  • Những hư hỏng không biết lí do phải ngắt điện và báo người lớn hoặc thợ điện.

  • Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện 

2.2. Sử dụng tiết kiệm điện năng

2.2.1. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng

Một số lới ích khi tiết kiệm điện năng:

  • Giảm chi tiêu gia đình
  • Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn
  • Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải, Đặc biệt trong những giờ cao điểm.
  • Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản suất

2.2.2. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng

  • Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất phù hợp
  • Nên cho các bộ phận hiện giờ làm việc  khi sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện nên sử dụng chúng trong thời gian cần thiết

Bài 1:

Một bóng đèn dây tóc có giá 3500 đồng có công suất 75W, thời gian thắp sáng tối đa là 1000 giờ. Một bóng đèn compăc giá 60000 đồng, công suất 15W, có độ sáng bằng bóng đèn dây tóc nói trên, thời gian thắp sáng tối đa là 8000 giờ.

  • Tính điện năng tiêu thụ của mỗi loại bóng đèn trên trong thời gian 8000 giờ

  • Tính toàn bộ chi phí (tiền mua bóng đèn và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng mỗi bóng đèn trên trong 8000 giờ, nếu giá 1kW.h là 700 đồng

  • Sử dụng bóng đèn nào có lợi hơn? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

  •  Điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 8 000 giờ là:

    • Bóng đèn dây tóc: A1 = P1t = 0,075.8000 = 600 kW.h = 2160.106 J.

    • Bóng đèn compac: A2 = P2t = 0,015.8000 = 120 kW.h = 432.106 J.

  • Toàn bộ chi phí cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn này trong 8 000 giờ là:

    • Bóng đèn dây tóc: Vì mỗi bóng đèn dây tóc có thời gian thắp sáng tối đa là 1 000 giờ nên phải cần 8 bóng đèn dây tóc. Vì thế số tiền cần là:

    • T1 = 8.3500 + 600.700 = 28000 + 420000 = 448000 đồng

    • Bóng đèn compac: Vì mỗi bóng đèn compac có thời gian thắp sáng tối đa là 8 000 giờ nên ta chỉ cần 1 bóng đèn compac. Vì thế số tiền cần là:

    • T2 = 1.60000 + 120.700 = 60000 + 84000 = 144000 đồng

  • Sử dụng loại bóng đèn conpac có lợi hơn. Vì:

    • Giảm bớt 448000 – 144000 = 304000 đồng tiền chi phí cho 8 000 giờ sử dụng.

    • Sử dụng công suất nhở hơn, dành phần công suất tiết kiệm được cho nơi khác.

    • Góp phần giảm bớt sự cố do quá tải về điện, nhất là vào giờ cao điểm.

Bài 2:

Một bạn hay quên tắt điện khi rời khỏi nhà. Em hãy nghĩ cách giúp bạn này để tránh lãng phí điện và đảm bảo an toàn điện

Hướng dẫn giải:

Có thể dùng một trong các cách sau đây:

  • Viết lên một tờ giấy dòng chữ đủ to "Tắt hết điện trước khi ra khỏi nhà" và dán tờ giấy này ở của ra vào, chỗ dễ nhìn thấy nhất.

  • Treo một tấm bìa có viết dòng chữ "Nhớ tắt hết điện" lên phía trên cửa ra vào, sao cho khi đóng chặt cửa thì tấm bìa tự động hạ xuống ngang trước mặt.

  • Lắp một chuông điện, sao cho khi đóng chặt cửa ra vào thì chuông kêu để nhắc nhở bạn đó tắt hết điện nếu đi khỏi nhà.

  • Lắp một công tắc tự động (còn gọi là rơ le), sao cho khi đóng chặt của ra vào hoặc khi khóa của ra vào thì công tắc tự động ngắt mạch điện của cả nhà

4. Luyện tập Bài 19 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được : 

  • An toàn khi sử dụng điện

  • Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng

  • Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 6- Câu 15: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về an toàn và tiết kiệm điện

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C9 trang 52 SGK Vật lý 9

Bài tập C10 trang 53 SGK Vật lý 9

Bài tập 19.1 trang 45 SBT Vật lý 9

Bài tập 19.2 trang 45 SBT Vật lý 9

Bài tập 19.3 trang 45 SBT Vật lý 9

Bài tập 19.4 trang 45 SBT Vật lý 9

Bài tập 19.5 trang 45 SBT Vật lý 9

Bài tập 19.6 trang 46 SBT Vật lý 9

Bài tập 19.7 trang 46 SBT Vật lý 9

Bài tập 19.8 trang 46 SBT Vật lý 9

Bài tập 19.9 trang 46 SBT Vật lý 9

Bài tập 19.10 trang 46 SBT Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 19 Chương 1 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK