Trang chủ Lớp 9 Vật lý Lớp 9 SGK Cũ Chương 1: Điện Học Vật lý 9 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng

Vật lý 9 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Tóm tắt lý thuyết

2.1.1. Công thức tính công suất điện

P = U.I hay  . Đơn vị của công suất là oát (W), kW, MW.

1 kW = 1000W, 1MW = 1000000 W

2.1.2. Công thức tính điện năng

A = P.t = U.I.t

Đơn vị của công là Jun (J) tức là oát.giây (W.s), kJ, Wh, kWh.

1kJ = 1000J, 1Wh = 3600J, 1kWh = 3600000J

2.2. Phương pháp giải:

2.2.1. Tính công suất điện

Tính công suất điện của 1 điện trở hay 1 đoạn mạch

P = U.I hay  hay  hay P = I2.R

Tính công suất điện của 1 dụng cụ khi hoạt động ở hiệu điện thế khác với hiệu điện thế định mức:

  • Tính điện trở theo công thức:  R=
  • Tính công suất:  P= I2.R

2.2.2. Tính điện năng

  • Tính điện năng tiêu thụ của dụng cụ: A= P.t = U.I.t = I2.R.t
  • Tính điện năng có ích của động cơ: A có ích = H. Atoàn phần­
  • Trong đó H là hiệu suất của động cơ, A là công do dòng điện sinh ra.
  • Lưu ý: khi tính tiền điện hay tính điện năng với đơn vị là kWh thì ta đổi đơn vị tính của P theo kW của t theo h.

Bài 1.

Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V-100W.
a. Tính điện năng sử dụng trong 30 ngày khi thắp sáng bình thường bóng đèn này mỗi ngày 4 giờ.
b. Mắc nối tiếp 2 bóng đèn cùng loại trên đây vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch nối tiếp này và tính công suất của mỗi bóng đèn khi đó.
c. Mắc nối tiếp bóng đèn trên đây với một bóng đèn dây tóc khác có ghi 220V-75W vào hiệu điện thế 220V. Hỏi các bóng đèn này có thể bị hỏng không? Nếu không, hãy tính công suất của đoạn mạch này và công suất của mỗi đèn.
Cho rằng điện trở của các bóng đèn trong trường hợp b và c trên đây có giá trị như khi chúng sáng bình thường.

Hướng dẫn giải:

a. Điện năng sử dụng trong 30 ngày
Áp dụng công thức A=P.t=100.4.30.3600=43,2.106J.

b.

  • Do hai đèn giống nhau mắc nối nên ta có R1=R2=\( {U_2^2 \over P_2}\) = 484Ω
  • Điện trở tương đương của đoạn mạch theo công thức R= R1+R2= 484+ 484 = 968Ω
  • Công suất của toàn mạch theo công thức P=\(U_2^2 \over R_{tđ}\) =\(220^2 \over 968\) =50W
  • Do hai đèn giống nhau nên P=P1+P2=2P1 = 50W
  • Suy ra  P1= P2 = 25W

c.

  •  Mắc nối tiếp hai đèn loại 220 V – 100 W và 220 V – 75 W vào hiệu điện thế 220 V.
  • Điện trở của đèn thứ nhất là R1 = 484 Ω và của đèn thứ hai là R2 = 645,3 Ω.
  • Cường độ dòng điện chạy qua hai đèn là I = 0,195 A= I1 =I2
  • Hiệu điện thế đặt lên hai đèn tương ứng là U1 = I1.R1= 0,195. 484= 94,4 V
  • và U2 = I2.R2= 0,195. 645,3= 125,8 V.
  • Vậy các hiệu điện thế này điều nhỏ hơn hiệu điện thế định mức của mỗi đèn là 220 V nên các đèn không bị hỏng.
    •  Công suất của đoạn mạch là Pđm =U.I= 42,9 W
    •  Công suất của đèn thứ nhất là P1 = U1.I1 =  18,4 W
    •  Công suất của đèn thứ hai là P2 = U2.I2 =  24,5 W

Bài 2.

Một quạt điện dùng trên xe ôtô có ghi 12V-15W.
a. Cần phải mắc quạt vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó chạy bình thường? Tính cường độ dòng điện chạy qua quạt khi đó.
b. Tính điện năng mà quạt sử dụng trong một giờ khi chạy bình thường.
c. Khi quạt chạy, điện năng được biến đổi thành các dạng năng lượng nào? Cho rằng hiệu suất của quạt là 85%, Tính điện trở của quạt.

Hướng dẫn giải:

a.

  • Phải mắc quạt vào hiệu điện thế định mức là U = 12 V.
  • Điện trở của quạt là: R=\( {U^2 \over P}\) =\( {12^2 \over 15}\) = 9,6 Ω
  • Cường độ dòng điện chạy qua quạt khi đó là I = \(U \over R\)=\(12\over 9,6\) = 1,25 A.

b.

Điện năng mà quạt tiêu thụ trong 1 giờ là A = P.t=15.3600=54 000 J = 0,015 kW.h

c.

Điện năng được biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng. Phần điện năng biến đổi thành nhiệt năng trong 1 giây là :

Pnh = P(1 – H) = 15.0,15 = 2,25 J. Vậy điện trở của quạt là: R = \({P_{nh} \over I^2}\) = 1,44 Ω

4. Luyện tập Bài 14 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được :

  •  Phương pháp giải bài tập về công suất điện 
  •  Phương pháp giải bài tập về điện năng sử dụng

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- Câu 8: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về công suất điện và điện năng sử dụng

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C2 trang 40 SGK Vật lý 9

Bài tập C3 trang 41 SGK Vật lý 9

Bài tập 14.1 trang 40 SBT Vật lý 9

Bài tập 14.2 trang 40 SBT Vật lý 9

Bài tập 14.3 trang 40 SBT Vật lý 9

Bài tập 14.4 trang 40 SBT Vật lý 9

Bài tập 14.5 trang 40 SBT Vật lý 9

Bài tập 14.6 trang 40 SBT Vật lý 9

Bài tập 14.7 trang 41 SBT Vật lý 9

Bài tập 14.8 trang 41 SBT Vật lý 9

Bài tập 14.9 trang 41 SBT Vật lý 9

Bài tập 14.10 trang 41 SBT Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 14 Chương 1 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK