Đối với mỗi nhóm học sinh
Nguồn điện không đổi 12V-2A.
Ampe kế có giới hạn đo 2A và độ chia nhỏ nhất 0,1A.
Biến trở loại 20Ω - 2A
Nhiệt lượng kế 250ml, dây đốt có điện trở 6Ω bằng nicrom, que khuấy, nhiệt kế có phạm vi đo từ 150C tới 1000C và độ chia nhỏ nhất 10C
170ml nước sạch (nước tinh khiết)
Đồng hồ bấm giây để đo thời gian có giới hạn đo 20 phút và độ chia nhỏ nhất 1 giây.
Năm đoạn dây nối mỗi đoạn 40 cm
Chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu đã dặn dò ở tiết trước.
Bước 1: Đổ nước vào cốc đun, sao cho khi đậy nắp cốc thì toàn bộ dây đốt ngập hoàn toàn trong nước.
Bước 2: Lắp nhiệt kế qua nắp ở lỗ ở nắp cốc đun, điều chỉnh bầu nhiệt kế ngập trong nước và không chạm vào dây đốt cũng như không chạm vào đáy cốc.
Bước 3: Đặt nhẹ nhàng cốc đun vào trong vỏ ngoài các điện của nhiệt lượng kế, kiểm tra để bảo đảm vị trí đúng của nhiệt kế.
Bước 4: Mắc dây đốt vào mạch điện như sơ đồ hình 18.1 SGK.
Bước 5:
Đóng công tắc điều chỉnh biến trở để ampe kế chỉ I1=0,6A.
Dùng que khuấy nước nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Sau đó bấm đồng hồ đo thời gian thì ngay khi đó đọc và ghi nhiệt độ ban đầu t01 vào bảng 1.
Trong khi đun thường xuyên khuấy để nước có nhiệt độ đồng đều.
Đun nước trong 7 phút, ngay cuối thời gian này đọc và ghi nhiệt độ t02 của nước vào bảng 1
Bước 6:
Trong lần TN thứ hai, để nước trong cốc đun trở lại nhiệt độ t01 ban như lần TN thứ nhất.
Điều chỉnh biến trở để ampe kế có chỉ số I2=1,2A. Làm tương tự như trên, đo và ghi nhiệt độ ban đầu t01 , nhiệt độ cuối t02 của nước cùng với thời gian đun là 7 phút.
Bước 7:
Trong lần TN thứ ba, lại để nước trong cốc đun trở lại nhiệt độ t01 ban đầu như lần TN thứ nhất.
Điều chỉnh biến trở để ampe kế có số chỉ I3=1,8A.
Làm tương tự như trên để xác định các nhiệt độ đầu t01 và cuối t02 của nước cùng trong thời gian đun là 7 phút.
Bước 8: Thực hiện các công việc tiếp theo như yêu cầu của mẫu báo cáo.
to =\(t^o_2 - t^o_1\) = \({Rt \over c_1m_1+c_2m_2}I^2\)
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Thực hành Kiểm nghiệm mối quan hệ Q-I2 trong định luật Jun-Lenxo cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được :
Vẽ được sơ đồ mạch điện của TN kiểm nghiệm định luật Jun-Len xơ.
Lắp ráp và tiến hành được TN kiểm nghiệm mối quan hệ Q~ I2 trong định luật Jun-Len xơ.
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK