Thước nhựa (bị) nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô.
Nhiều vật bị nhiễm điện khi được cọ xát.
Tương tác giữa các điện tích : cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Tương tác giữa các vật mang điện : cùng tên gọi thì đẩy nhau, khác tên gọi thì hút nhau.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Vật dẫn điện là những vật cho dòng điện đi qua.
Vật cách điện là những vật không cho dòng điện đi qua.
Tác dụng nhiệt.
Tác dụng từ.
Tác dụng phát sáng.
Tác dụng hoá học.
Tác dụng sinh lí.
Mắc nối tiếp
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện: \(I_1=I_2=I_3\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: \(U=U_1+U_2\)
Mắc song song:
Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: \(I=I_1+I_2\)
Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là như nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: \(U=U_1=U_2\)
Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V
Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dây “nóng” và dây “lạnh”. Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất vào mạng điện dân dụng và các thiệt bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm ngay cách ngắt nggay công tắc điện và gọi người cấp cứu.
Trong mạch điện theo sơ đồ, ampe kế \(A_1\) có chỉ số 0,35A. Hãy cho biết:
a. Số chỉ của ampe kế \(A_2\)
b. Cường độ dòng điện đi qua các bóng đèn \(D_1\) và \(D_2\).
Do đây là hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên ta có:
\(I_1=0,35(A)\)
Số chỉ của ampe kế là:
\(I_1=I_2=0,35(A)\)
Cường độ chạy qua hai bóng đèn Đ1 và Đ2 là:
\(I=I_1=I_2=0,35(A)\)
Cho mạch điện như hình vẽ:
Hãy vẽ chiều dòng điện khi K1 và K2 đều đóng.
K1 và K2 đều đóng: Chiều dòng điện như hình vẽ sau:
Qua bài giảng Tổng kết chương III: Điện Học này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 3.
Vận dụng được một cách tổng hợpcác kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề ( Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C8 trang 85 SGK Vật lý 7
Bài tập C9 trang 85 SGK Vật lý 7
Bài tập C10 trang 85 SGK Vật lý 7
Bài tập C11 trang 85 SGK Vật lý 7
Giải bài tập C12 Bài 30 trang 85 SGK Vật lý 7
Bài tập 1 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7
Bài tập 2 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7
Bài tập 3 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7
Bài tập 4 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7
Bài tập 5 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7
Bài tập 6 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7
Bài tập 7 Bài 30 trang 87 SGK Vật lý 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK