Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe , ký hiệu là A
Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch sao cho chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện .
Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn. Ký hiệu là V
Mắc hai chốt của vôn kế trực tiếp vào hai điểm của đoạn mạch để đo hiệu điện thế giữa hai điểm đó, sao cho chốt (+) của nó được nối về phía cực dương của nguồn điện .
Nhận biết 2 bóng đèn mắc nối tiếp
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện:
\(I_1=I_2=I_3\)
Vẽ sơ đồ mạch điện tương tự hình 27.2:
Nhận xét:
Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn:
U13=U12+U23
Đặc điểm nào sau đây không phải là của mạch điện gồm hai đèn \(D_1\) và \(D_2\) mắc nối tiếp?
A. Hai đèn chỉ có một điểm nối chung
B. Hai đèn có cường độ dòng điện bằng nhau.
C. Hai đèn có hiệu điện thế bằng nhau.
D. Dòng điện đi ra ở đèn thứ nhất, đi vào đèn thứ hai.
Chọn đáp án C.
Trong một mạch điện gồm hai đèn \(D_1\) và \(D_2\) mắc nối tiếp thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
Cho mạch điện gồm 2 đèn mắc nối tiếp vào nguồn điện 12V , biết cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,35A.Tính
a. Cường độ dòng điện qua đèn 2.
b. Nếu hiệu điện thế qua đèn 2 là 5,6V thì hiệu điện thế qua đèn 1 là bao nhiêu?
Vì mạch điện mắc nối tiếp nên:
\(I=I_1=I_2\)
\(U=U_1+U_2\)
a) Cường độ dòng điện qua đèn 2 là: \(I_2=0,35A\)
b) Hiệu điện thế qua đèn 1 là:
\(U_1=U-U_2\)
⇒ \(U_1=12-5,6=6,4V\)
Qua bài Thực hành Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song.
Mắc được hai bóng đèn nối tiếp, song song và vẽ được sơ đồ tương ứng.
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 27.3 trang 68 SBT Vật lý 7
Bài tập 27.4 trang 68 SBT Vật lý 7
Bài tập 27.5 trang 69 SBT Vật lý 7
Bài tập 27.6 trang 69 SBT Vật lý 7
Bài tập 27.7 trang 69 SBT Vật lý 7
Bài tập 27.8 trang 69 SBT Vật lý 7
Bài tập 27.9 trang 70 SBT Vật lý 7
Bài tập 27.10 trang 70 SBT Vật lý 7
Bài tập 27.11 trang 70 SBT Vật lý 7
Bài tập 27.12 trang 71 SBT Vật lý 7
Bài tập 27.13 trang 71 SBT Vật lý 7
Bài tập 27.14 trang 71 SBT Vật lý 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK