Bước 1: Đưa một đầu thước nhựa lại gần các vụn giấy viết, các vụn nilông hay một quả cầu nhựa xốp.
Bước 2: Dùng miếng vải khô (lụa, len) cọ xát vào thước nhựa. Đưa một đầu thước nhựa đã cọ xát lại gần các vụn giấy viết, các vụn nilông hay một quả cầu nhựa xốp.
Kết quả:
Vật bị cọ xát |
Vụn giấy viết |
Vụn giấy nilông |
Quả cầu nhựa xốp |
Thước nhựa |
Hút |
Hút |
Hút |
Thanh thủy tinh |
Hút |
Hút |
Hút |
Mảnh nilông |
Hút |
Hút |
Hút |
Mảnh phim nhựa |
Hút |
Hút |
Hút |
Nhận xét:
Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác
Thí nghiệm:
Bước 1:
Khi mảnh phim nhựa chưa bị cọ xát, chạm bút thử điện vào mảnh tôn phẳng đã được áp sát vào mảnh phim nhựa.
Bóng đèn bút thử điện không sáng.
Bước 2:
Dùng mảnh len cọ xát mảnh phim nhựa nhiều lần.
Quan sát đèn của bút thử điện khi chạm bút vào mảnh tôn.
Kết luận: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm bóng đèn của bút thử điện sáng. Các vật đó gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt các vật:
Bút bi vỏ nhựa.
Lưỡi kéo cắt giấy.
Bút chì vỏ gỗ.
Lược nhựa.
Rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Hãy cho biết vật nào bị nhiễm điện, vật nào không ?
Vật bị nhiễm điện: bút bi vỏ nhựa, lược nhựa
Vật không bị nhiễm điện: bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy.
Trong các nhà máy dệt thường có những bộ phận chải các sợi vải . Ở điều kiện bình thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Giải thích tại sao. Có thể sử dụng biện pháp gì để khắc phục hiện tượng bất lợi này?
Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau và bị rối
Biện pháp khắc phục hiện tượng này :
Người ta sử dụng bộ phận chải các sợi vải được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng làm các sợi vải không bị nhiễm điện nữa.
Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện?
A. Thanh nam châm hút một vật bằng sắt.
B. Trái đất hút các vật ở gần nó.
C. Hiện tượng sấm, sét.
D. Giấy thấm hút mực.
Chọn đáp án C
Hiện tượng sấm sét có liên quan đến sự nhiễm điện
Qua bài giảng Sự nhiễm điện do cọ xát này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
Mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 7 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 7 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập C1 trang 49 SGK Vật lý 7
Bài tập C2 trang 49 SGK Vật lý 7
Bài tập C3 trang 49 SGK Vật lý 7
Bài tập 17.1 trang 36 SBT Vật lý 7
Bài tập 17.2 trang 36 SBT Vật lý 7
Bài tập 17.3 trang 36 SBT Vật lý 7
Bài tập 17.4 trang 36 SBT Vật lý 7
Bài tập 17.5 trang 37 SBT Vật lý 7
Bài tập 17.6 trang 37 SBT Vật lý 7
Bài tập 17.7 trang 37 SBT Vật lý 7
Bài tập 17.8 trang 37 SBT Vật lý 7
Bài tập 17.9 trang 37 SBT Vật lý 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK