- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc đúng các kiểu câu. Ngắt đoạn từng khổ thơ phù hợp.
+ Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi, vui vẻ, thích thú.
- Nghĩa các từ khó:
+ Tờ lịch: tờ giấy hay tập giấy ghi ngày, tháng trong năm.
+ Tỏa hương: mùi thơm bay ra, lan rộng.
+ Ước mong: muốn một điều tốt đẹp.
Câu 1. (trang 10) Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
Gợi ý:
- Bạn nhỏ hỏi bố ngày hôm qua đâu rồi?
Câu 2. (trang 10) Nói tiếp ý của mỗi khổ thơ sau cho thành câu:
a. Khổ thơ 2 : Ngày hôm qua ở lại ...
b. Khổ thơ 3 : Ngày hôm qua ở lại ...
c. Khổ thơ 4 : Ngày hôm qua ở lại ...
Gợi ý:
a. Khổ thơ 2 : Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn.
b. Khổ thơ 3 : Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng.
c. Khổ thơ 4 : Ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của em.
Câu 3. (trang 10) Em cần làm gì để không phí thời gian?
Gợi ý:
- Em cần phải chăm chỉ học hành và làm việc để không bỏ phí thời gian.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn văn bản "Ngày hôm qua đâu rồi?".
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong văn bản.
+ Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện "Ngày hôm qua đâu rồi?".
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả: Nghe - viết: Ngày hôm qua đâu rồi? để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK