Câu hỏi: Nghe – viết: Ngày hôm qua đâu rồi ? (khổ thơ cuối)
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.
- Chữ đầu các dòng thơ viết như thế nào?
- Nên viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở của em?
Gợi ý:
- Chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa.
- Nên viết mỗi dòng thơ từ ô thứ 4.
Câu hỏi: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
(1) Các từ:
- (lịch, nịch): quyển ..., chắc ...
- (làng, nàng): ... tiên, ... xóm
(2) Các từ:
- (bàng, bàn): cây ..., cài ...
- (thang, than): hòn ..., cái ...
Gợi ý:
(1) Các từ:
- (lịch, nịch): quyển lịch, chắc nịch.
- (làng, nàng): nàng tiên, làng xóm.
(2) Các từ:
- (bàng, bàn): cây bàng, cài bàn.
- (thang, than): hòn than, cái thang.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Viết đúng chính tả một số từ cần thiết: tên riêng, chú ý các chữ đầu của dòng thơ.
+ Lựa chọn được từ ngữ thích hợp để sử dụng.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Tự giới thiệu để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK