Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của chương trình ngữ văn 11. Qua đoạn trích tác giả đã khéo léo phản ánh cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa thông qua việc Lê Hữu Trác vào kinh bắt bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Cùng theo dõi bài phân tích vào phủ chúa Trịnh để hiểu rõ hơn về đoạn trích.
Phân tích vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác chi tiết nhất
Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là một trong những đoạn trích hay, tiêu biểu trong sự nghiệp cầm bút của Lê Hữu Trác. Ông là một thầy thuốc, một vị danh y nổi tiếng trong muôn dân nhưng lại có tài năng văn chương đáng nể. Câu chuyện được kể lại thông qua việc mắt thấy tai nghe của Lê Hữu Trác trong quá trình chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Ông đã chứng kiến được cảnh sống xa hoa, giàu có trong nhung lụa của chúa Trịnh. Phân tích đoạn trích
Con đường đến với phủ Chúa Trịnh là một con đường dài, bước vào phủ Chúa không gian được mở rộng, khác hẳn với khung cảnh ngày thường trong cuộc sống của thường dân.
Lê Hữu Trác nghĩ bụng mình vốn sinh ra trong gia đình thường dân, nên bước vào phủ Chúa khung cảnh xa hoa, lộng lẫy khiến tác giả cảm thấy choáng ngợp, hoa mắt: “Đi được vài trăm bước, qua mấy lần cửa mới đến cái điếm. Hậu mã quân túc trực. Điếm làm bên cái hồ, có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kỳ lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp”.
Càng tiến sâu hơn vào trong phủ Chúa, Lê Hữu Trác càng nhận ra được nhiều khung cảnh kiến trúc kì lạ: “Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập mắc một cái võng điều. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Tôi chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi. Lại qua một cửa nữa, đến một cái lầu cao và rộng. Ở đây, cột đều sơn son thếp vàng”.
Xem thêm:
Soạn bài vào phủ chúa Trịnh Lê Hữu Trác
Top 3 bài tóm tắt vào Phủ chúa Trịnh ngữ văn 11
Ngay cả việc ăn uống, sinh hoạt trong cung đình cũng khác với dân thường hàng ngày, cách ăn uống kiểu cách hơn, nghiêm trang hơn và cũng xa hoa hơn: “Ông san mâm cơm cho tôi ăn. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”.
Khung cảnh ấy khiến người đọc cảm thấy ngỡ ngàng, rợn ngợp trước cảnh sống vô cùng tráng lệ của phủ Chúa.
Bệnh của thế tử qua đoạn Trích
Lê Hữu Trác đã thể hiện tài năng chữa bệnh của mình. Là một danh y nổi tiếng nhưng ông không bao giờ tự phụ vào tài năng của mình mà vô cùng khiêm khiêm tốn, tìm mọi cách để chữa dứt tận gốc bệnh tật cho Thế tử Cán. Bệnh của Thế tử Cán là do ăn quá no, mặc quá ấm, không hoạt động, tiếp xúc nhiều chính vì vậy dễ mắc bệnh, cơ thể yếu hơn so với những người bình thường.
Các danh y trong triều đã gắng công chữa bệnh sử dụng đủ tất cả các loại thuốc công phạt, nổi tiếng nhưng đều không thành công, chỉ đến khi Lê Hữu Trác bắt được bệnh, kê đơn thuốc thì ông mới có thể chữa tận gốc căn bệnh của thế tử Cán: “Nhưng theo ý tôi, đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. Vả lại, bệnh mắc đã lâu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. Đó là vì nguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mức. Nếu chỉ lo dùng thứ thuốc công phạt khắc bác mà không biết rằng nguyên khí càng hao mòn dần thì chỉ làm cho người thêm yếu. Bệnh thế này không bổ thì không được. Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình làm có kết quả ngay thì bị danh lợi nó ràng buộc”.
Qua phân tích vào phủ chúa Trịnh, ta thấy được Lê Hữu Trác là một vị danh y có tài năng và năng lực, nhưng ông không tự phụ vào tài năng và năng lực đó, ông biết vị trí của mình ở đâu, và biết thực lực của mình. Ông không háo danh, không ham muốn tiền tài danh vọng, điều ông muốn ở đây là làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình. Ông muốn làm tròn lương tâm của một người thầy thuốc, cứu người chữa bệnh và nhận được những thành quả xứng đáng với công sức.
Xem thêm:
Cảm nghĩ của anh chị về giá trị hiện thực của đoạn trích vào phủ chúa Trịnh
Dàn ý phân tích giá trị hiện thực vào phủ chúa Trịnh
Chính vì vậy trước căn bệnh của thế tử Trịnh Cán ông thừa hiểu nếu mình chữa khỏi bệnh cho thế tử thì con đường thăng quan tiến chức và danh vọng của mình sẽ tăng lên rất nhiều. Thậm chí danh vọng và quyền lợi sẽ đến với mình. Lúc đó cuộc đời của Lê Hữu Trác sẽ được thay đổi, ông vừa có quyền vừa có tiền vừa có được sự kính trọng ngưỡng mộ của người đời.
Nhưng không, Lê Hữu Trác thừa biết rằng tất cả những thứ đó chỉ là ảo vọng và phù du, có đó rồi lại mất đó, không bền vững. Chính vì biết trước được điều đó, Lê Hữu Trác đã chữa bệnh cho thế tử Cán ở mức độ quận bình, vô thưởng vô phạt không quá nổi bật diệt trừ tận gốc để đạt được quyền lợi hay danh vọng.
Qua những dòng suy nghĩ của Lê Hữu Trác, chúng ta càng thấu hiểu sự thâm sâu, suy nghĩ cặn kẽ chu đáo của Lê Hữu Trác. Ông biết mình giỏi nhưng không tự phụ vào năng lực của mình, không kiêu căng, ngạo mạn, không dẫm đạp, lợi dụng người khác hay dựa vào năng lực của mình để chèn ép bóc lột người khác.
Bài học mà Lê Hữu Trác dạy cho người đọc chính là, con người dù có tài năng đến đâu, dù tài giỏi đến đâu thì sẽ có lúc vấp phải sai lầm bởi sống. Ở cuộc đời này không ai hoàn hảo cả, không ai giỏi hơn người hay hơn đời. Tất cả là do tích lũy kinh nghiệm, học hành mà nên. Bởi vậy, Lê Hữu Trác luôn giữa thái độ khiêm nhường, không coi thường hay ngạo mạn với bất cứ ai.
Quan niệm của Lê Hữu Trác thông qua đoạn trích
Khi vào phủ Chúa Trịnh, chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán ông cũng bày tỏ quan niệm của mình không đồng tình với cách sống trong phủ Chúa. Bởi tất cả mọi người trong phủ Chúa đều răm rắp nghe lệnh, đều khúm núm sợ hãi trước quyền thế và tiền tài.
Chưa kể, có những đợt sóng ngầm diễn ra trong phủ Chúa, những đợt sóng ngầm ấy chính là những cuộc đấu đá vì danh vị và tiền tài bởi thẳm sâu trong trái tim con người. Ai cũng có lòng tham và lòng tham đó ngày một lớn hơn khi con người ta có tài năng và hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển.
Ý thức được điều đó, Lê Hữu Trác không tham danh lợi, công danh trước mắt. Vì ông thấu hiểu rằng, nếu tài năng giỏi, mà mù quáng chạy theo đồng tiền, danh vị thì tài năng đó sẽ mất đi dẫn đến sự suy đồi đạo đức, tha hóa trong tâm hồn con người.
Cuộc sống trong phủ Chúa hấp dẫn đó, đẹp đẽ thật đó nhưng đó không phải là nơi để con người ta có thể giãi bày, tâm tư nguyện vọng. Chỉ cần lộ bản thân mình ra bên ngoài thì chắc chắn sẽ bị người khác hại, hại cho mất quyền lực, hại cho mất tiền bạc, hại cho thân bại danh liệt.
Xem thêm:
Phân tích đoạn trích vào phủ chúa Trịnh
Bài thơ tự tình của Hồ Xuân Hương
Cảm nhận bài thơ Thương vợ ngắn gọn- Trần Tế Xương
Đó là điều mà Lê Hữu Trác ý thức được. Chính vì nhìn thấy trước điều đó mà ông đã từ chối vinh hoa phú quý, tiền bạc trước mắt chỉ để làm tròn nhiệm vụ của mình để giữ nghề, để trở thành vị thầy thuốc được nhân dân yêu mến. Điều này ít ai có thể làm được bởi lương y như từ mẫu, nếu đặt chữ tâm lên hàng đầu thì không có tiền bạc lợi lộc, phải chấp nhận một cuộc sống nghèo khổ suốt đời, còn nếu đặt tiền bạc lên hàng đầu thì phải bán rẻ lương tâm đi để đạt được mục đích.
Lê Hữu Trác dũng cảm, vì chấp nhận cuộc sống tầm thường nhưng đổi lại ông được nhân dân và độc giả yêu mến bởi những trang văn trang đời chân thực, bởi tấm lòng chân thành mà ông gửi gắm vào từng con chữ của mình. Hơn thế nữa, bài viết của ông còn cho thấy rõ quan điểm của ông không hài lòng với cảnh sống xa hoa, đồi bại trong phủ Chúa Trịnh đối lập hoàn toàn với cảnh sống nghèo khổ, khắc nghiệt của dân thường.
Trong khi phủ Chúa giàu có quyền thế có tất cả mọi của ngon vật lạ trên đời, thì ngoài kia dân tình đói khổ, nhân dân kêu khóc than gào, vô cùng đau khổ, họ chịu cực chịu khổ, nhẫn nhịn để có một cuộc sống tốt hơn nhưng mãi mãi không bao giờ họ có thể đặt được những bước chân đầu tiên vào phủ chúa Trịnh. Lê Hữu Trác một con người hiểu đời hiểu người đã thấu hiểu được những quy luật của cuộc sống của vạn vật và chính vì thế ông biết sống, biết cách làm việc, biết cách thu phục lòng người được tất cả mọi người yêu mến.
Phân tích vào phủ chúa Trịnh chi tiết nhất
Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh là một đoạn trích hay có ý nghĩa và có giá trị hiện thực sâu sắc bởi nó phản ánh được thực trạng cuộc sống đương thời, tác phẩm trình bày rõ quan niệm rõ ràng, đúng đắn của Lê Hữu Trác khi đặt chân và phủ Chúa Trịnh.
Cách chữa bệnh của ông, cách ông hành xử, cách ông được thết đãi trong phủ Chúa đã cho thấy chúa Trịnh trọng dụng ông như thế nào, thậm chí còn đưa danh lợi và tiền bạc ra để thu phục người tài. Tuy nhiên là người có lý tưởng riêng và cách sống riêng Lê Hữu Trác đã sớm có con đường riêng cho mình, từ tác phẩm có thể thấy rõ mục đích của ông là chữa bệnh cứu người, là trở thành thầy thuốc nhân dân chứ không phải là kiếm tiền bạc hay danh vọng.
Thế nhưng giữa xã hội hiện đại ngày nay, nói đi cũng phải nói lại, nếu cứ sống mãi như Lê Hữu Trác thì con người ta sẽ không thể được mở mày mở mặt với cuộc đời. Thời thế thay đổi, mỗi thời đại mỗi khác, thời Lê Hữu Trác có thể không trọng tiền tài, danh vọng nhưng thời hiện đại, con người sống duy lý hơn vật chất hơn. đó là lý do mà chúng ta không thể giữ mãi cách sống thanh bần, tằn tiện bởi thời hiện đại là thời con người ta lao vào cuộc sống để tìm kiếm tiền tài, danh vọng để khẳng định mình chứ không thể mãi khư khư một cách sống lạc hậu nặng nề về đạo đức.
Trong văn học trung đại Việt Nam, Lê Hữu Trác viết ít tác phẩm nhưng mỗi tác phẩm của ông đều có giá trị riêng, nếu là tác phẩm về y thuật thì dùng để chữa bệnh, cứu người, bằng những bí quyết chữa bệnh đơn giản nhưng hữu hiệu, nếu là tác phẩm về văn học thì đó là những tác phẩm ca ngợi đạo đức, đề cao những mặt tốt của con người để con người có thể sống tốt hơn, lạc quan hơn, mạnh mẽ hơn. Mỗi một tác phẩm của mình Lê Hữu Trác luôn trau chuốt, góp vốn sống trong đó để có thể tự hoàn thiện nhân cách của mình mỗi ngày và để giúp đời, giúp người. Lê Hữu Trác là một tấm gương hiếm có trong văn học Việt Nam ngày xưa.
Trên đây là bài phân tích vào phủ chúa Trịnh chi tiết. Hy vọng bài phân tích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về tác phẩm và học tốt ngữ văn 11 hơn!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK