Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác Phân tích giá trị hiện thực đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

Phân tích giá trị hiện thực đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

Hướng dẫn giải

    “Vào phủ chúa Trịnh” được trích từ “Thương kinh kí sự” của tác giả Lê Hữu Trác. Qua ngòi bút tinh tế, sắc sảo, con mắt quan sát tinh tường tác giả đã vẽ lên bức tranh hiện thực cuộc sống trong phủ chúa. Qua đó toát lên giá trị hiện thực, phê phán sâu sắc của tác phẩm.

    Trước hết đó là bức tranh về cuộc sống đầy xa hoa nơi phủ chúa. Khi được triệu vào kinh thành để khám bệnh cho Thế tử, Lê Hữu Trác – “vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng từng biết” vậy mà ông cũng phải kinh ngạc khi đứng trước khung cảnh phủ chúa: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của chúa thực chẳng khác người thường”.

    Cảnh vật trong phủ chúa hết sức lạ lẫm, những cái cây lạ lùng những hòn đá kì lạ phô ra trước mắt tác giả. Trong phủ chúa đâu đâu cũng thấy cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, từng cơn gió thoang thoảng đưa hương. Thực “cả trời Nam sang nhất là đây”. Cách bài trí, trang trí trong phủ hết sức tráng lệ, cầu kì: “Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi Đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập mắc một cái võng điều. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, nhưng đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”. Khung cảnh cực kì sa hoa, lộng lẫy mà không ở đâu có thể sánh nổi. Nhưng đằng sau khung cảnh ấy tác giả cũng ngầm báo hiệu một điều chẳng lành ở phía trước, bởi khi cuộc sống trong phủ chúa còn xa hoa hơn nơi ở của vua thì hẳn triều đại đó đã có nhiều biến động, chúa tiếm quyền vua. Qua đó tác giả kín đáo phê phán lối sống xa hoa, trụy lạc của phủ chúa Trịnh.

    Bên cạnh đó, khi miêu tả khung cảnh giàu sang, phú quý này tác giả còn ngầm báo hiệu sự suy vong và bị tiêu diệt tất yếu. Cuối tác phẩm, khi Lê Hữu Trác đã về đến Hương Sơn thì nghe tin nhà quan chánh đường bị hại, bấy giờ ông có viết: “Tôi nghe chuyện than rằng: - Giàu sang như mây nổi, những nơi đàn sáo lâu đài trước đây bỗng chốc thành gò hoang cồn vắng. Lại mừng thầm rằng mình đã ẩn thân nơi núi rừng, chẳng đoái hoài gì tới chuyện công danh thành đạt….”. Như vậy việc miêu tả kĩ lưỡng khung cảnh quyền quý, cao sang nơi phủ chúa ở trích đoạn này chính là bước đệm để tác giả nên lên triết lí ở cuối bài: “giàu sang như mây nổi” chẳng mấy chốc rồi cũng gặp cảnh bại vong.

    Không chỉ miêu tả khung cảnh quyền quý, xa hoa, tác giả còn cho thấy cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Vào phủ chúa, có tên đầy tớ chạy phía trước thét đường, cáng chạy như ngựa lồng, cho thấy nhịp độ hết sức nhanh chóng, khẩn trương. Đến phủ chúa để đi tới nơi khám bệnh cho thế tử phải đi qua nhiều lần cửa, mỗi lần cửa cần phải có thẻ mới được đi tiếp. Các danh y chữa bệnh cho thế tử đều là những người tài giỏi, nổi tiếng ở sáu cung, hai viện ngày đêm túc trực, chờ sẵn để chữa bệnh cho thế tử. Thủ tục rườm rà, nghiêm ngặt, phải hết sức kính cẩn: Thế tử bị bệnh có đến 7,8 thầy thuốc phục dịch. Khi vào xem bệnh, tác giả - một cụ già - phải quỳ lạy thế tử - một đứa trẻ. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thành đến xin phép được cởi áo cho thế tử. Khám xong phải lạy 4 lạy mới được ra về. Trước khi được vào khám bệnh cho thế tử, Lê Hữu Trác đã được ngự bữa cơm sáng với: “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại già” cuộc sống xa hoa quyền quý choán đầy phủ chúa từ nơi ở, vật dụng, quang cảnh cho đến đồ ăn thức uống. Qua đó ta thấy được quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa và sự lộng quyền của nhà chúa.

    Đặc biệt, ngòi bút hiện thực của tác giả còn được thể hiện trong việc miêu tả các chi tiết liên quan đến thế tử. Thế tử ngồi trên sập chỉ độ năm sáu tuổi, nhưng Lê Hữu Trác – một người già cả, phải lạy bốn lạy trước cậu bé này và còn được thế tử cười khen: “Ông này lạy khéo!”. Ngoài ra tác giả còn miêu tả hết sức kĩ lưỡng về thế tử mặc áo lụa đỏ, ngồi trong căn phòng tối om không có cửa ngõ, phải qua năm sáu lần trướng gấm mới xuất hiện thế tử. Nơi ở của thế tử đều được sơn son thếp vàng, trên ghế bày đệm gấm, đây đều là những vật dụng đắt tiền. Qua ánh nến mờ ảo, Lê Hữu Trác nhận thấy “màu mặt phấn và màu áo đỏ”. Nơi ở của thế tử hế sức ngột ngạt, tù túng, thiếu sinh khí và đây chính là nguyên nhân khiến thể trạng thêm phần ốm yếu. Một đứa bé đang độ tuổi ăn, tuổi chơi, đáng nhẽ phải được chạy nhảy chơi đùa cùng chúng bạn, được hòa cùng thiên nhiên để phát triển một cách khỏe mạnh, thì thế tử Cán lại bị giam hãm, cầm tù nơi lầu son, gác tía với trướng rủ màn che thiếu sinh khí, ngột ngạt, chính cảnh tù túng đó đã khiến bệnh của thế tử ngày một nặng hơn: “Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, chân tay gầy gò. Đó là vì nguyên khí đã hao mồm, thương tổn quá mức”. Chỉ bằng một vài nét phác họa, những câu miêu tả khách quan tác giả đã cho thấy hình ảnh thế tử Cán gầy gò, ốm yếu cả về cở thể lẫn ý chí, nghị lực.

    Để miêu tả hiện thực trong chủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác đã vận dụng khả nặng quan sát tinh tường, khung cảnh bài trí trong phủ chúa được miêu tả chi tiết kĩ lưỡng: quang cảnh thiên nhiên, sự vật, cung cách sinh hoạt, thế tử Cán. Không chỉ vậy sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm, cùng những câu nhận xét, bình luận đã phô bày rõ hơn sự xa hoa trong phủ chúa. Giọng điệu châm biếm, mỉa mai một cách nhẹ nhàng thể hiện thái độ của tác giả trước lối sống quyền quý đó.

    Dù chỉ là một trích đoạn vô cùng ngắn ngủi, nhưng với ngòi bút tài hoa của Lê Hữu Trác đã phô bày một cách chân thực và đầy đủ nhất hiện thực cuộc sống trong phủ chúa, cũng là hiện thức xã hội lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy là lời phê phán với lối sống xa hoa, hưởng lạc, đồng thời cũng dự báo về sự suy vong tất yếu của nơi đây.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK