Như lời tâm tình trong phút yếu lòng, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ sâu sắc nỗi xúc động và lòng biết ơn Bác trong một lần ra Bắc viếng lăng Bác. “Viếng lăng Bác” biểu lộ niềm đau xót của cả dân tộc ta khi chứng kiến Bác Hồ kính yêu ra đi và khơi dậy bao xúc cảm thiêng liêng về tình yêu tổ quốc. Cùng tìm hiểu phân tích dàn ý bài thơ Viếng Lăng Bác để hiểu thêm về tác phẩm nhé!
Dàn ý bài thơ Viếng Lăng Bác
- Giới thiệu đôi nét về tác giả và nội dung chính của bài thơ:
+ Bài thơ là tiếng lòng của Viễn Phương, thể hiện lòng thành kính sâu sắc và nỗi xúc động trào dâng trong tim nhà thơ khi viếng lăng Bác.
+ Bài thơ có âm điệu trang trọng, tha thiết, chất chứa tình cảm chân thành của những người con tiếc thương cho sự ra đi của Người
Xem thêm:
Top 3 cách mở bài Viếng lăng Bác hay nhất
Giới thiệu về Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác
Dàn bài của bài thơ Viếng Lăng Bác
- Tình cảm chất chứa trong lòng nhà thơ chẳng hề đơn giản là của người dân với vị lãnh tụ bề trên. Nó chân thành, giản dị hơn thế, tựa như niềm đau đáu thương nhớ Bác của những người con miền Nam hướng về Bác, hướng về tổ quốc:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
- Tâm trạng nghẹn ngào, xúc động với bao cảm xúc dồn nén của một người con từ chiến trường miền Nam xa xôi sau bao nhiêu tháng ngày mong mỏi cuối cùng đã được đến viếng Bác
- Đại từ xưng hô “con” vang lên thật gần gũi, thân thiết, rằng nhà thơ coi Bác là gia đình, là máu mủ ruột thịt. Vì vậy Bác ra đi, lòng Viễn Phương cũng đau đớn như cắt từng khúc ruột
- Cụm từ “thăm” tinh tế, hàm ý giảm nhẹ nỗi đau mất mát trước sự ra đi của bác
- Hình ảnh hàng tre hiện ra với nhiều tầng nghĩa ẩn dụ:
+ Hình ảnh hàng tre gắn liền với quê hương, với đất nước Việt Nam, gợi lên bao liên tưởng thân thuộc và tươi đẹp
+ Cây tre còn tượng trưng cho phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: thẳng thắn, kiên trung
Xem thêm:
Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài thơ Viếng Lăng Bác
Cảm nhận khổ 3 bài Viếng Lăng Bác hay
Niềm nhớ thương được tác giả thể hiện khi đứng trước lăng Bác
- Viễn Phương khéo léo sử dụng cặp hình ảnh đặc sắc thực và ẩn dụ đan xen: mặt trời của thiên nhiên, của vũ trụ và hình ảnh mặt trời trong lăng chính là Người
- Hình ảnh mặt trời gợi tả những phẩm chất cao đẹp của Bác, người đã mang lại nguồn sống, mang lại ánh sáng của độc lập, tự do, của ấm no hạnh phúc cho dân tộc ta.
- Dòng người nối dài tưởng như vô tận bước đi trong sự thương nhớ
=> Hình ảnh khắc họa sâu sắc nỗi đau dân tộc cùng sự tiếc thương và kính cẩn của người dân khi vào viếng Bác
- Sự kết tinh tuyệt đẹp “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Cuộc đời của nhân dân, của toàn dân tộc Việt Nam ta nở hoa dưới ánh sáng cách mạng thời đại của Bác Hồ.
- “Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ để ý chỉ số tuổi của Bác. Cuộc đời Bác trải qua 79 mùa xuân là 79 mùa xuân Bác tận tâm dâng hiến cho sự phát triển và độc lập của đất nước dân tộc
Xem thêm:
Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài thơ Viếng Lăng Bác
Cảm nhận khổ 3 bài Viếng Lăng Bác hay
- Niềm biết ơn trào dâng trong sự thành kính dần chuyển sang sự nghẹn ngào khi Viễn Phương nhìn thấy Bác ngoài đời thật:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
+ Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng lại được nhà thơ tinh tế gợi lên sự liên tưởng đầy thi vị: “vầng trăng sáng dịu hiền”. Thuở còn sống, những vần thơ của Bác luôn bầu bạn với ánh trăng, vì thế khi rời đi, vầng trăng cũng tiếc thương theo đưa tiễn Bác.
+ Hình ảnh “vầng trăng” còn tượng trưng cho tâm hồn thanh cao và giản dị của Bác
- Nhà thơ thể hiện sự đau xót trước sự ra đi mãi mãi của vị cha già vĩ đại của dân tộc:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
- Dù Người đã ra đi, nhưng Người vẫn luôn ở cạnh chúng ta, soi sáng cho bước đường ta đi. Người hóa thành vào thiên nhiên, vào dáng hình xứ sở, như Tố Hữu vẫn từng viết những vần thơ xúc động “Bác sống như trời đất của ta”
Cảm xúc bịn rịn của tác giả khi phải rời khỏi Lăng
- Cuộc chia ly đầy lưu luyến, chẳng có từ ngữ nào khắc họa được sự tiếc nuối này:
+ Hình ảnh “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”, sự đau đáu trong trái tim người con miền Nam sẽ còn khắc khoải mãi trong tim, về sự ra đi mãi mãi của người cha già của dân tộc
+ Lời thơ như một lời giã đầy quyến luyến, diễn tả tình cảm sâu lắng, giản dị của nhà thơ
+ Ước nguyện chân thành muốn bản thân được hóa thân thành “chim”, cây tre”, “đóa hoa” để được ở bên Bác, bảo vệ cho Bác và nguôi đi nỗi thương tiếc ở hiện tại.
- Hình ảnh cây tre xuất hiện lần thứ hai kết thúc bài thơ như một dấu chấm kết đẹp đẽ. Ở lại bên Bác sẽ là hình ảnh cây tre trung hiếu, khẳng khái, một lòng hướng về lăng Bác, hướng về tổ quốc.
- “Cây tre trung hiếu” không chỉ mang phẩm chất của con người Việt Nam mà còn là lời tự hứa với bản thân phải sống noi theo gương Người, sống có trách nhiệm với đất nước.
Xem thêm:
Nghị luận về bài thơ Viếng Lăng Bác hay, ngắn gọn
- Viếng lăng Bác là tiếng lòng đầy thi vị của Viễn Phương trong sự xúc động khi chứng kiến sự ra đi của Bác.
- Thể hiện qua giọng thơ đầy trang trọng nhưng vẫn tha thiết, mộc mạc. Kết hợp nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, tạo cảm hứng lãng mạn cho bài thơ.
Trên đây là dàn ý bài thơ Viếng Lăng Bác chi tiết, đầy đủ nhất. Hy vọng với dàn ý trên bạn đã hiểu hơn phần nào về tác phẩm và có thể hoàn thành các bài phân tích, cảm nhận, nghị luận về bài thơ đạt kết quả tốt nhất.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK