Tìm hiểu và nêu suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác để thấy được cảm xúc của nhà thơ và chính chúng ta khi được một lần tới thăm người Ông, người Cha, người Anh, người bạn lớn của đồng bào Việt Nam. Với nhân dân Việt Nam, những Kiều bào khắp các nước hay cả người nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là vị lãnh tụ vĩ đại nhất, có nhiều đóng góp vào công cuộc lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Dàn ý suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác
- Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước, ông ở chiến trường Nam Bộ trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
- Ông là một người con của mảnh đất Nam Bộ nên rất thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của người dân nơi đây.
- Phong cách thơ của Viễn Phương rất chân thành, giàu cảm xúc, nền nã, thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khuâng nhưng không bi lụy.
- Bài thơ được sáng tác năm 1976 - một năm sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng xong, nhà thơ là một trong những người dân miền Nam đầu tiên được ra thăm lăng Bác. Ông vô cùng xúc động ghi lại những cảm xúc lúc bấy giờ.
- Qua ngòi bút chân thật, đậm chất thơ của Viễn Phương, người đọc dường như đang trực tiếp cùng đoàn người vào thăm lăng Bác.
Dàn ý chi tiết suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bác
- Khổ 1: Sự xúc động của tác giả khi được đến thăm lăng Bác
+ Bộc lộ tình cảm chân thành, giản dị của nhà thơ dành cho Bác: lặn lội đường xá xa xôi để thăm lăng Bác => cũng chính là tình cảm của nhân dân miền Nam.
+ Tác giả sử dụng đại từ “con” - “Bác” -> gần gũi, ấm áp, thân mật như người trong gia đình -> người con từ xa về thăm cha mình
+ “Thăm” -> nói giảm nói tránh, giảm nỗi đau thương mất mát, cảm tưởng như Bác vẫn còn ở đó, luôn sống mãi trong tim mỗi người con đất Việt.
+ Hình ảnh hàng tre với nghệ thuật ẩn dụ, đa nghĩa:
+ Hình ảnh tượng trưng hàng tre là biểu tượng cho làng quê Việt Nam, gần gũi, bình dị -> như đang trở về với quê hương, nhà của mình
+ Cây tre còn là biểu tượng của dân tộc, của những con người luôn rắn rỏi, kiên cường, ngay thẳng và kiên trung.
+ Chính tác giả cũng thốt lên “Ôi!” -> sự cảm thán, bất ngờ, tự hào trước vẻ đẹp ngay thẳng, mạnh mẽ của người dân Việt Nam.
Xem thêm:
Top 3 cách mở bài Viếng lăng Bác hay nhất
Giới thiệu về Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác
- Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước đoàn người đang tiến vào viếng lăng Bác
+ Cặp hình ảnh tả thực và ẩn dụ sóng đôi: Mặt trời - “mặt trời trong lăng” -> vẻ đẹp của thiên nhiên được
- Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi tiến vào lăng và nhìn thấy thi hài Bác
- Khổ 4: Cảm xúc nghẹn ngào trước khi tạm biệt Bác, trở về miền Nam
- Biện pháp nghệ thuật độc đáo trong bài thơ
- Tổng kết, đánh giá, mở rộng vấn đề
Trên đây là dàn ý suy nghĩ của em về bài thơ Viếng lăng Bắc chi tiết, đủ ý và mới nhất được CungHocVui tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với dàn ý trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm và hoàn thành bài văn tốt nhất.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK